Trong một post cách đây vài tháng, tôi có hứa với bác Linh là sẽ viết về ý tưởng phản đối mại dâm vì ảnh hưởng ngoại vi kinh tế (economic externality), hôm nay cố gắng hoàn thành bài viết nợ đã lâu này.
**********************************
Steve Levitt, tác giả cuốn sách Freakonomics, lại có một bài viết mới (hiện còn rất thô sơ) về mại dâm, cùng với nhà xã hội học Sudir Venkatesh. "Lại", vì trước đây Levitt có cộng tác với Venkatesh viết về xã hội đen ở Chicago, một bài báo độc đáo đã đăng trên Quarterly Journal of Economics (báo hàng đầu trong kinh tế học). Tiện đây, tôi viết thêm một chút về suy nghĩ của mình về mại dâm.
Phần nhiều các nhà kinh tế học coi mại dâm là một giao dịch tương đối thông thường, cho dù là phạm pháp ở hầu hết các nơi trên thế giới. Thông thường, theo nghĩa là nó hầu như chỉ liên quan đến hai bên, người mua và người bán, và hầu như không sinh ra các yếu tố ngoại vi ảnh hưởng đến xã hội nói chung. Thông thường nữa, vì xã hội có nhu cầu rất cao, nên thị trường đen của giao dịch này vẫn nở rộ ở những nơi nó bị pháp luật cấm. Thông thường nữa, vì nó thường không gây nghiện, nên không tạo ra một cơ sở khách hàng sử dụng theo thói quen, như là với giao dịch buôn bán ma túy, thuốc phiện. Dựa vào những quan điểm như vậy, thì không có lý do kinh tế gì đáng kể để biện luận cho việc cấm đoán mại dâm cả.
Có thể có những lý do xã hội để cấm đoán mại dâm, dựa vào các quan niệm về giá trị đạo đức, giá trị con người, vân vân. Trong nhiều xã hội, những quan điểm như vậy chiếm vị trí rất quan trọng, vì thế hầu như không thể có giải pháp chính trị cho việc hợp thức hóa mại dâm (giải pháp chính trị theo nghĩa là có một thế lực chính trị đủ mạnh để lập pháp theo hướng này). Bàn đến giá trị đạo đức thực sự của hoạt động mại dâm là một vấn đề phức tạp: không phải chỉ có việc suy nghĩ xem hoạt động mại dâm có vi phạm đạo đức con người hay không (đạo đức loài người nói chung, tôi không nói đến đạo đức của từng xã hội cụ thể), mà còn cần suy nghĩ xem việc cấm hoạt động mại dâm có vi phạm đạo đức con người hay không nữa. Tôi sẽ không bàn tới chủ đề này trong bài viết này.
Bài viết này tập trung về khả năng có một dạng ảnh hưởng ngoại vi kinh tế của hoạt động mại dâm. Ngoại vi kinh tế ở đây tức là nhìn theo góc độ kinh tế, chứ không phải là nó liên quan đến tiền bạc (có rất nhiều chủ đề kinh tế dính líu rất ít đến tiền bạc). Ảnh hưởng này liên quan đến quan hệ giá thú, mà tôi sẽ tạm gọi là thị trường giá thú (marriage market), bất kể các nhà xã hội học có phản đối :D.
Để tránh dài dòng, tôi xét đến quan hệ mại dâm giữa đàn ông Y và phụ nữ X, và chỉ xét quan hệ khác giới. Trong đó X hoạt động chuyên nghiệp, có thể có quan hệ giá thú, song trong đó chồng của X nằm hoàn toàn thông tin về nghề nghiệp của X. Ngược lại, Y không hoạt động chuyên nghiệp, và vợ của Y là Z không nắm thông tin gì về quan hệ giữa Y và X cả. Dĩ nhiên, có thể có trường hợp ngược lại, khi Y chuyên nghiệp, X không chuyên, song thực tế thì trường hợp này ít hơn, và phân tích của tôi không khác gì nếu lật ngược vai trò như vậy cả.
Về quan hệ kinh tế giữa Y và X, tạm hiểu đây là quan hệ thương mại thông thường (không có vấn đề bức ép, không có vấn đề môi giới kiểu độc quyền, không có vấn đề ngoại vị về bệnh tật, tâm lý vv.), nên khi hai bên đồng thuận thì trao đổi sẽ là phúc lợi đối với cả hai. Tuy vậy, đối với Z, quan hệ giữa X và Y đem lại ảnh hưởng tâm lý xấu tương đối lớn. Tôi công nhận giả định này như là một đặc tính của con người; nhưng sẽ thả lỏng giả định này sau. Trong trường hợp này, quan hệ giữa X và Y tạo ra ảnh hưởng ngoại vi xấu đến Z: xét về tổng thể, ảnh hưởng này có lẽ mạnh hơn nhiều so với phúc lợi của X và Y. Thông thường, trong thực tế ta quan sát thấy phụ nữ dễ suy sụp khi phát hiện chồng đi mua dâm (ví dụ trên VNExpress - mục Tâm sự :D), điều này tôi nghĩ là nặng hơn là sự sung sướng nhất thời của anh chồng, hay là số tiền kiếm được của cô gái bán dâm. Vì thế, trong một khung cảnh thông tin hoàn toàn thoáng và mở (tức là Z biết ngay X mua dâm với Y), thì quan hệ giữa X và Y không còn làm tăng phúc lợi của xã hội nữa (chí ít, không phải là theo nghĩa Pareto), mà có thể giảm phúc lợi tương đối nhiều (tuy vậy không phải giảm theo nghĩa Pareto).
Dĩ nhiên, trong tình huống này, đơn giản là Y và Z có contract rằng Y không được đi mua dâm với X. Khi Y và Z chấp nhận một hợp đồng kết hôn, thì điều ngầm hiểu là Y và Z không được có quan hệ mua dâm với người ngoài. Điều này sẽ tạo ra sự chọn lọc giữa những người lựa chọn kết hôn, và những người lựa chọn quan hệ mua dâm (tất nhiên là mỗi quan hệ đều có nhiều đặc điểm quan trọng khác nữa). Cơ bản, hợp đồng này có thể giải quyết được trường hợp ảnh hưởng xấu đến phúc lợi xã hội, và như vậy quan hệ mua dâm nếu xảy ra thì luôn tăng phúc lợi xã hội.
Tuy vậy, ta gặp phải vấn đề thứ hai, là quan hệ giữa X và Y có thể là quan hệ mật, Z không quan sát được. Trường hợp này, mà kinh tế học hay gọi là thông tin bất đối xứng, làm cho Z phải đối mặt với lựa chọn khó khăn. Thứ nhất, Z không biết là chọn Y như thế nào - vì có những Y thích quan hệ mật với X trong khi kết hôn với Z, và có những Y chỉ thích kết hôn với Z thôi: đây là vấn đề adverse selection. Thứ hai, một khi đã kết hôn, Z cần phải monitor hành động của Y: đây là vấn đề moral hazard. Cả hai vấn đề này đều gây ảnh hưởng xấu đến thị trường giá thú, và trong trường hợp cực đoan, có thể làm sụp đổ hoàn toàn thị trường giá thú.
Đứng từ góc độ phúc lợi xã hội, việc thị trường giá thú sụp đổ nhiều khả năng là kết quả không đáng có. Xét cho cùng, rất nhiều Y muốn và chỉ muốn kết hôn với một Z, song vì thị trường giá thú bị trục trặc nên họ không có lựa chọn kết hôn nữa. Ngay cả những Y thích kết hôn với Z và cùng lúc đó quan hệ với X, nếu phải lựa chọn giữa một trong hai, họ vẫn chọn Z hơn X (vì nhiều lý do khác nhau, như tình yêu chẳng hạn). Chưa kể là Z nói chung mong muốn kết hôn hơn.
Như vậy, một chính sách cấm mại dâm toàn xã hội có cơ sở kinh tế theo nghĩa nó tránh được ảnh hưởng ngoại vi từ thị trường mại dâm lên thị trường giá thú. Người chịu thiệt nhiều nhất là X, vì nhiều khả năng X vẫn sẽ phải hoạt động mại dâm (vẫn tốt hơn là lựa chọn khác), trong khi đó vừa phải giữ bí mật với Z, lại vừa phải giữ bí mật với nhà nước. Có thể coi X là "nạn nhân" của cơ chế xã hội. Nhưng cũng có thể coi nghề của X (dù bị cấm) là hiện tượng kinh tế tự nhiên, vì nó vẫn tạo ra phúc lợi cho cả X lẫn Y.
Hy vọng là luận điểm này về ảnh hưởng ngoại vi kinh tế của mại dâm đủ rõ ràng. Về mặt đạo đức, khó có thể nói là xã hội nên thiên vị nhóm nào hơn, Z hay X (cho dù nhóm Z có thể đông hơn nhóm X, vì nhóm X chuyên nghiệp nên phục vụ được nhiều Y hơn). Nếu dùng thêm khái niệm đạo đức cho người thiệt thòi nhất trong xã hội (Rawlsian) thì có lẽ nên ủng hộ nhóm X hơn, vì thế nên hợp thức hóa mại dâm. Còn nếu dùng khái niệm đạo đức như là ích lợi tổng thể của số đông (utilitarian - Bentham) thì có lẽ nên ủng hộ nhóm Z hơn.
Cũng cần nói là tôi chưa hề đề cập đến lợi ích của nhóm Y, vẫn là nhóm chính trị chính trong các xã hội hiện đại, và là nhóm nằm quyền hành thực sự. Vì thế bài này có thể coi là thuộc diện feminist được rồi, hì hì.
Saturday, July 25, 2009
Monday, July 20, 2009
Time Inconsistency
Vấn đề thiếu nhất quán theo thời gian (time inconsistency) là một yếu tố rất quan trọng trong kinh tế học hiện đại; tôi cũng biết từ trước, song đến hôm nay đột nhiên hiểu ra nó còn quan trọng hơn cả tầm quan trọng lúc trước mình vẫn nghĩ.
Nói chung chung, time inconsistency chỉ trường hợp một cá thể kinh tế phải đối diện với cùng một quyết định tại hai thời điểm khác nhau, mà quyết định tối ưu ở mỗi thời điểm một khác. Ví dụ, một sinh viên phải tính trước quyết định từ năm thứ nhất là đến năm thứ hai sẽ làm gì, sau đó đến năm thứ hai thì thực sự thi hành. Vấn đề nảy sinh nếu sinh viên này từ đầu nghĩ rằng nên học nhiều vào năm thứ hai, còn năm thứ nhất chơi thỏa thích đã; song đến năm thứ hai, thì thực sự sinh viên này lại muốn chơi tiếp. Vì không có cách nào tự ràng buộc vào việc học năm thứ hai (thiếu commitment device), nên cuối cùng sinh viên này chơi hết luôn 2 năm, không học hành gì nữa. (Vô tình ví dụ này lại giống hệt thời học đại học của tôi :D.)
Ví dụ thì tương đối đặc biệt, còn về ý chung, có thể hiểu time inconsistency là sự thiếu hụt một phương tiện thỏa thuận và bảo đảm hợp đồng. Trong ví dụ này, đó là "hợp đồng" giữa sinh viên này năm thứ nhất, và sinh viên này năm thứ hai: dĩ nhiên hai người này không thỏa thuận được với nhau. Cũng có một số cách tạo nên phương tiện bảo đảm hợp đồng, ví dụ như tự đăng ký vào các lớp học không bỏ được, kể với bạn bè rằng sẽ học thực sự vào năm thứ hai, vân vân, song không phương tiện nào hoàn hảo, và lúc nào cũng có cách tháo gỡ cả.
Nôm na về time inconsistency là như thế. Bây giờ nói đến ảnh hưởng trên lý thuyết kinh tế của khái niệm này. Khung cơ bản của kinh tế hiện đại là kinh tế tân cổ điển trong đó tất cả các thị trường đều hoạt động tốt, và quan trọng là mọi giao dịch đều được bảo đảm sẽ thực hiện (tức là mọi hợp đồng đều được thực thi) - gốc lý thuyết bắt nguồn từ hệ thống cân bằng tổng thể (từ những người "marginalists" đến Arrow-Debreu, mở rộng thêm tiền tệ, tài chính, vv., cộng với định lý quan trọng về externalities của Coase). Một khi nền tảng giả thiết này không được thỏa mãn, thì kết quả cuối cùng sẽ không còn tối ưu cho tất cả mọi cá thể nữa, và thường liên quan đến một vấn đề kinh tế thú vị.
Đây là những vấn đề thú vị tôi nhận ra có liên hệ mật thiết với khái niệm time inconsistency. Đầu tiên là sự "khám phá" ra khái niệm này, nhờ đó Kydland và Prescott đã được giải Nobel (thực ra 2 ông còn có công xây dựng mô hình Real Business Cycles nữa) - nguồn gốc thực sự có lẽ từ Keynes, nếu không phải là trước nữa. Sát với khái niệm này trong kinh tế vĩ mô là nghiên cứu của Barro-Gordon về reputation của central banker, cũng là một "Nobel claim" của Robert Barro (cùng với nghiên cứu về Ricardian equivalence). Sau đấy là lý thuyết hợp đồng, với vấn đề hold-up của Oliver Williamson, sau đến lý thuyết property rights của Sanford Grossman, Oliver Hart và John Moore: trong các lý thuyết này, time inconsistency nảy sinh trong quan hệ hợp đồng giữa 2 bên, và cũng không có khả năng đảm bảo hợp đồng ở tòa án (Maskin-Tirole phản đối việc này). Đây cũng là các lý thuyết có "Nobel claim". Tiếp nữa là lý thuyết về intellectual property rights, trong đó việc đảm bảo một thứ quyền nhân tạo như IPR chính là một commitment device để tạo động cơ cho khám phá công nghệ. Lý thuyết này (David Levine có phản đối IPR tương đối hay) dẫn đến lý thuyết tăng trưởng nội sinh thế hệ 2 (Aghion-Howitt), trong đó chính sách nhà nước có tác dụng thúc đẩy nghiên cứu, nhờ làm commitment device cho việc tận dụng thành quả nghiên cứu cho nhà phát minh, nhờ đó tạo ra tăng trưởng nội sinh. Tiếp theo phải nói đến lý thuyết thuế (public finance) giải thích về thuế lên capital chứ không phải labor, cơ bản cũng tạo ra commitment device. Tiếp nữa là lý thuyết về procrastination trong behavioral economics, như là hyperbolic discounting của David Laibson (time inconsistency của cùng 1 cá nhân ở nhiều thời điểm khác nhau, như là ví dụ tôi viết ở trên). Gần đây, đặc biệt có lý thuyết về kinh tế chính trị của Acemoglu-Robinson trong đó một nền độc tài luôn gặp time inconsistency khi muốn đảm bảo không bóc lột dân chúng, và tạo ra commitment device chính nhờ vào việc chuyển đổi thành dân chủ. Gần nhất, lý thuyết quyền sở hữu của Grossman-Hart-Moore mang vào thương mại quốc tế để giải thích quyết định outsource hay FDI (Antras).
Phù, đến hôm nay tôi mới thấy ảnh hưởng rộng lớn của một khái niệm đơn giản như thế. Có lẽ tại vì ngày trước không chịu học hành tử tế.
Bài này chủ yếu là để ghi nhớ ý tưởng, các bạn không quan tâm đến ngành kinh tế chắc là không để ý làm gì.
Nói chung chung, time inconsistency chỉ trường hợp một cá thể kinh tế phải đối diện với cùng một quyết định tại hai thời điểm khác nhau, mà quyết định tối ưu ở mỗi thời điểm một khác. Ví dụ, một sinh viên phải tính trước quyết định từ năm thứ nhất là đến năm thứ hai sẽ làm gì, sau đó đến năm thứ hai thì thực sự thi hành. Vấn đề nảy sinh nếu sinh viên này từ đầu nghĩ rằng nên học nhiều vào năm thứ hai, còn năm thứ nhất chơi thỏa thích đã; song đến năm thứ hai, thì thực sự sinh viên này lại muốn chơi tiếp. Vì không có cách nào tự ràng buộc vào việc học năm thứ hai (thiếu commitment device), nên cuối cùng sinh viên này chơi hết luôn 2 năm, không học hành gì nữa. (Vô tình ví dụ này lại giống hệt thời học đại học của tôi :D.)
Ví dụ thì tương đối đặc biệt, còn về ý chung, có thể hiểu time inconsistency là sự thiếu hụt một phương tiện thỏa thuận và bảo đảm hợp đồng. Trong ví dụ này, đó là "hợp đồng" giữa sinh viên này năm thứ nhất, và sinh viên này năm thứ hai: dĩ nhiên hai người này không thỏa thuận được với nhau. Cũng có một số cách tạo nên phương tiện bảo đảm hợp đồng, ví dụ như tự đăng ký vào các lớp học không bỏ được, kể với bạn bè rằng sẽ học thực sự vào năm thứ hai, vân vân, song không phương tiện nào hoàn hảo, và lúc nào cũng có cách tháo gỡ cả.
Nôm na về time inconsistency là như thế. Bây giờ nói đến ảnh hưởng trên lý thuyết kinh tế của khái niệm này. Khung cơ bản của kinh tế hiện đại là kinh tế tân cổ điển trong đó tất cả các thị trường đều hoạt động tốt, và quan trọng là mọi giao dịch đều được bảo đảm sẽ thực hiện (tức là mọi hợp đồng đều được thực thi) - gốc lý thuyết bắt nguồn từ hệ thống cân bằng tổng thể (từ những người "marginalists" đến Arrow-Debreu, mở rộng thêm tiền tệ, tài chính, vv., cộng với định lý quan trọng về externalities của Coase). Một khi nền tảng giả thiết này không được thỏa mãn, thì kết quả cuối cùng sẽ không còn tối ưu cho tất cả mọi cá thể nữa, và thường liên quan đến một vấn đề kinh tế thú vị.
Đây là những vấn đề thú vị tôi nhận ra có liên hệ mật thiết với khái niệm time inconsistency. Đầu tiên là sự "khám phá" ra khái niệm này, nhờ đó Kydland và Prescott đã được giải Nobel (thực ra 2 ông còn có công xây dựng mô hình Real Business Cycles nữa) - nguồn gốc thực sự có lẽ từ Keynes, nếu không phải là trước nữa. Sát với khái niệm này trong kinh tế vĩ mô là nghiên cứu của Barro-Gordon về reputation của central banker, cũng là một "Nobel claim" của Robert Barro (cùng với nghiên cứu về Ricardian equivalence). Sau đấy là lý thuyết hợp đồng, với vấn đề hold-up của Oliver Williamson, sau đến lý thuyết property rights của Sanford Grossman, Oliver Hart và John Moore: trong các lý thuyết này, time inconsistency nảy sinh trong quan hệ hợp đồng giữa 2 bên, và cũng không có khả năng đảm bảo hợp đồng ở tòa án (Maskin-Tirole phản đối việc này). Đây cũng là các lý thuyết có "Nobel claim". Tiếp nữa là lý thuyết về intellectual property rights, trong đó việc đảm bảo một thứ quyền nhân tạo như IPR chính là một commitment device để tạo động cơ cho khám phá công nghệ. Lý thuyết này (David Levine có phản đối IPR tương đối hay) dẫn đến lý thuyết tăng trưởng nội sinh thế hệ 2 (Aghion-Howitt), trong đó chính sách nhà nước có tác dụng thúc đẩy nghiên cứu, nhờ làm commitment device cho việc tận dụng thành quả nghiên cứu cho nhà phát minh, nhờ đó tạo ra tăng trưởng nội sinh. Tiếp theo phải nói đến lý thuyết thuế (public finance) giải thích về thuế lên capital chứ không phải labor, cơ bản cũng tạo ra commitment device. Tiếp nữa là lý thuyết về procrastination trong behavioral economics, như là hyperbolic discounting của David Laibson (time inconsistency của cùng 1 cá nhân ở nhiều thời điểm khác nhau, như là ví dụ tôi viết ở trên). Gần đây, đặc biệt có lý thuyết về kinh tế chính trị của Acemoglu-Robinson trong đó một nền độc tài luôn gặp time inconsistency khi muốn đảm bảo không bóc lột dân chúng, và tạo ra commitment device chính nhờ vào việc chuyển đổi thành dân chủ. Gần nhất, lý thuyết quyền sở hữu của Grossman-Hart-Moore mang vào thương mại quốc tế để giải thích quyết định outsource hay FDI (Antras).
Phù, đến hôm nay tôi mới thấy ảnh hưởng rộng lớn của một khái niệm đơn giản như thế. Có lẽ tại vì ngày trước không chịu học hành tử tế.
Bài này chủ yếu là để ghi nhớ ý tưởng, các bạn không quan tâm đến ngành kinh tế chắc là không để ý làm gì.
Monday, July 13, 2009
Về tình yêu nước - phần II
Tôi viết tiếp về tình yêu nước ở đây, một phần để hồi đáp lại các mẩu bình luận trong bài trước, một phần để tự mình suy nghĩ và tìm hiểu thêm theo hướng này.
Nói đến lý tính của tình yêu nước, thì khung cảnh và hệ lụy sẽ khác với những cách giải thích dựa vào cảm tính. Có thể cảm tính chính là nội dung chủ đạo của tình yêu nước (giống như nhiều tình yêu khác), và tôi hoàn toàn tán thành với quan điểm có rất nhiều khái niệm, ý niệm cần phải có sự trải nghiệm, thậm chí cần có giác ngộ thì mới hiểu được, chứ con đường giải thích bằng ngôn ngữ sẽ chỉ đi được đến giới hạn của ngôn ngữ mà thôi (mà ngôn ngữ của tôi lại là một thứ ngôn ngữ nhập nhằng mông lung nữa). Tuy vậy, có những điểm khác chỉ thuộc về phạm vi của cách giải thích lý tính.
Thứ nhất, lý tính của tình yêu nước có thể trả lời câu hỏi yêu nước có phải là điều bắt buộc về mặt đạo đức không. Vì cảm tính dĩ nhiên thuộc về phạm vi cá nhân (chính vì thế mới có những trải nghiệm cảm tính không thể truyền thụ hết bằng ngôn ngữ được - mỗi người sẽ luôn có cảm nhận riêng), nên cảm tính cũng chỉ có thể đưa ra khuôn khổ đạo đức cho từng cá nhân mà thôi. Một quy tắc đạo đức cho số đông tất yếu phải dựa vào phương tiện cộng hưởng và hợp tác của số đông, tức là ngôn ngữ. Mà để có thể diễn đạt, truyền thụ và quan trọng hơn là tranh luận và thuyết phục về quy tắc đạo đức được, thì quy tắc cần nằm trong phạm vi lý tính. Bài "Quê hương" hay nhiều tác phẩm nghệ thuật khác rất hay, song nó không đủ cho một khuôn khổ đạo đức.
Như vậy, có khuôn khổ đạo đức của tình yêu nước không? Câu trả lời cho đến giờ của tôi là "Không", hoặc là "Rất mờ nhạt". Mờ nhạt, theo nghĩa là xã hội có thể trông đợi một người X quốc tịch nước A làm một chút gì đó cho nước A, mà nói đến nước A ở đây nghĩa là nói đến dân cư của nước A, qua đó là lịch sử, văn hóa nước A; tuy vậy, sự trông đợi này hoàn toàn mang tính bị động. Trông đợi khác với không trông đợi, ở chỗ là trông đợi thì có thể dẫn đến thỏa mãn (khi X xây trường học cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn ở nhiều nước, trong đó có A), và cũng có thể dẫn đến thất vọng (khi X xây trường học cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn ở nhiều nước, trong đó không có A vì chi phí cho tham nhũng nhiều quá). Nhưng nó chỉ có thể dừng lại ở mức thất vọng, như là một cảm giác của cá nhân : xã hội không thể dựa vào sự trông đợi "mờ nhạt" này mà lên tiếng chỉ trích hành động của X, coi là không yêu nước (có thể X không bận tâm vì sự quy chụp này), và chỉ trích như thế là thiếu đạo đức (chắc X sẽ phiền lòng).
Có một số ngoại lệ cho suy luận đơn giản này; mà có lẽ nên gọi là trường hợp đặc biệt chứ không phải ngoại lệ. Thứ nhất, tôi nghĩ đến đạo đức chiến tranh, trong đó gắn liền với cái chết. Trong chiến tranh, nhất là những cuộc chiến tranh toàn diện có một phần rất lớn thành phần dân chúng tham gia (chưa đả động đến lý do tại sao lại có chiến tranh như thế), ít có chỗ cho sự trung tính. Mỗi cá nhân có thể theo một bên, nhưng khó có thể tách biệt hoàn toàn ra ngoài cuộc chiến. Vì thế, có thể có những cách diễn giải về việc "không yêu nước" sang thành "đi ngược lại lợi ích đất nước". Đây là luận điểm cơ bản của hầu hết những sự quy chụp của chính quyền Bush ở Mỹ thời gian 2001-2008 đối với những quan điểm phản chiến. Tuy vậy, phải nói là nước Mỹ không tham gia vào một cuộc chiến toàn diện, nên trong trường hợp này quy chụp như thế lệch lạc về mặt đạo đức. Nhưng quan điểm này có thể dùng để hiểu những cuộc Thế chiến I - II, chiến tranh Triều Tiên, các cuộc chiến tranh của Israel, chiến tranh can thiệp của Mỹ ở Việt Nam, vân vân. (Có lẽ đi hơi quá xa vào trường hợp này rồi, quay lại thôi.)
Trường hợp thứ hai tôi nghĩ đến gắn liền với khái niệm "nợ nước nhà", mà ta tạm coi rằng quan hệ "nợ" có nguồn gốc nguyên thủy hơn, và có sức mạnh đạo đức tự có trước quan niệm về tình yêu nước. Đứng từ góc nhìn xã hội cấu thành từ các cá nhân, chứ không phải cá nhân xuất thân từ xã hội, thì tương đối khó bảo vệ quan điểm có "nợ" với một khái niệm "quốc gia", mà bản thân nó tương đối trừu tượng và bao gồm những yếu tố liên tục thay đổi, như dân cư, văn hóa, nếu không nói đến chính quyền, lịch sử, thậm chí là lãnh thổ. Món "nợ" ở đây không có cơ sở tự do tự quyết, vì nếu nó tồn tại, thì đó là sự tồn tại dựa vào một quan niệm xã hội áp đặt lên cá nhân từ khi cá nhân tham gia vào xã hội, mà không cho cá nhân một sự lựa chọn nào. Một ví dụ là món nợ của người Gia Tô giáo (catholics) với Nhà thờ La Mã, trong đó người được sinh ra đã được đưa vào quan hệ nợ - trả với một hệ thống tôn giáo, giáo điều, mà không được có lựa chọn nào cả. Nếu vẫn chấp nhận khái niệm "nợ" mà không cần cơ sở tự do tự quyết, thì cá nhân tự dứt mình khỏi quan hệ "nợ" này nghiễm nhiên có sự ủng hộ của quan điểm tự do tự quyết, và khó có thể kết luận rằng việc này đi ngược hẳn lại quy tắc đạo đức về quan hệ "nợ" được.
Để có được cơ sở cho quan điểm "nợ nước", có lẽ phải đứng từ góc nhìn mỗi cá nhân xuất thân từ sản phẩm của xã hội, không có nhiều quyền tự quyết tự có, và món nợ với xã hội hay đất nước là tất yếu, chắc chắn phải trả. Như thế, nếu cá nhân vẫn quyết định dứt mình khỏi quan hệ "nợ" này, thì xã hội (mà ai đứng ra?, quy định như thế nào?) có quyền coi cá nhân đã vi phạm đạo đức, và có thể trừng phạt. Song, vấn đề lại là nền tảng đạo đức như vậy dường như thuộc hoàn toàn về xã hội "toàn diện" này, và quy tắc đạo đức như thế không mang tính đại diện cho con người, mà chỉ đại diện cho xã hội đó. Câu hỏi sẽ là, có thể chấp nhận một cách khách quan một quy tắc đạo đức như vậy không? Ví dụ ở phạm vi nhỏ là một số gia đình ở Arab Xê Út có xu hướng gả con gái rất rất sớm, và hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của người cha. Nền tảng đạo đức như thế có thể trụ vững trong môi trường nhất định, thậm chí là trụ một thời gian dài, nhưng tôi không thấy thuyết phục về tính khách quan hay tính "hoàn vũ" của một quy tắc như thế.
Xét đến các trường hợp, thì cũng cần so sánh với quy tắc đạo đức của những "tình yêu" khác. Chẳng hạn, tình yêu trong gia đình. Tôi nghĩ là nền tảng đạo đức của gia đình mạnh hơn nhiều, một phần vì ở đây tất cả những người tham gia vào đều rõ ràng, và ít thay đổi. Nhờ đó, những hành động của mỗi cá nhân trong từng quan hệ (bố mẹ/con cái/các quan hệ khác) cũng rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Trong phạm vi này, có thể chấp nhận sự chung sống của "tình yêu" và "nợ" dễ hơn so với trong trường hợp "tình yêu nước". Chủ đề này có lẽ nếu muốn bàn thì cần rất nhiều thời gian nữa.
Đặc điểm thứ hai của việc phân tích lý tính của "tình yêu nước" là sự quy tội và xét xử công bằng tội "phản quốc". Trong một chừng mực nào đó (tức là không kể ngoại lệ), nếu coi "không yêu nước" không có vấn đề đạo đức nào, lại càng không có vấn đề pháp lý, thì không thể bị kết tội. Nhưng tội "phản quốc" vẫn có thể có, và vẫn có thể bị kết tội, tùy theo mức độ nặng nhẹ.
Tạm thời tôi dừng bài này ở đây đã, có thời gian sẽ viết thêm.
Nói đến lý tính của tình yêu nước, thì khung cảnh và hệ lụy sẽ khác với những cách giải thích dựa vào cảm tính. Có thể cảm tính chính là nội dung chủ đạo của tình yêu nước (giống như nhiều tình yêu khác), và tôi hoàn toàn tán thành với quan điểm có rất nhiều khái niệm, ý niệm cần phải có sự trải nghiệm, thậm chí cần có giác ngộ thì mới hiểu được, chứ con đường giải thích bằng ngôn ngữ sẽ chỉ đi được đến giới hạn của ngôn ngữ mà thôi (mà ngôn ngữ của tôi lại là một thứ ngôn ngữ nhập nhằng mông lung nữa). Tuy vậy, có những điểm khác chỉ thuộc về phạm vi của cách giải thích lý tính.
Thứ nhất, lý tính của tình yêu nước có thể trả lời câu hỏi yêu nước có phải là điều bắt buộc về mặt đạo đức không. Vì cảm tính dĩ nhiên thuộc về phạm vi cá nhân (chính vì thế mới có những trải nghiệm cảm tính không thể truyền thụ hết bằng ngôn ngữ được - mỗi người sẽ luôn có cảm nhận riêng), nên cảm tính cũng chỉ có thể đưa ra khuôn khổ đạo đức cho từng cá nhân mà thôi. Một quy tắc đạo đức cho số đông tất yếu phải dựa vào phương tiện cộng hưởng và hợp tác của số đông, tức là ngôn ngữ. Mà để có thể diễn đạt, truyền thụ và quan trọng hơn là tranh luận và thuyết phục về quy tắc đạo đức được, thì quy tắc cần nằm trong phạm vi lý tính. Bài "Quê hương" hay nhiều tác phẩm nghệ thuật khác rất hay, song nó không đủ cho một khuôn khổ đạo đức.
Như vậy, có khuôn khổ đạo đức của tình yêu nước không? Câu trả lời cho đến giờ của tôi là "Không", hoặc là "Rất mờ nhạt". Mờ nhạt, theo nghĩa là xã hội có thể trông đợi một người X quốc tịch nước A làm một chút gì đó cho nước A, mà nói đến nước A ở đây nghĩa là nói đến dân cư của nước A, qua đó là lịch sử, văn hóa nước A; tuy vậy, sự trông đợi này hoàn toàn mang tính bị động. Trông đợi khác với không trông đợi, ở chỗ là trông đợi thì có thể dẫn đến thỏa mãn (khi X xây trường học cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn ở nhiều nước, trong đó có A), và cũng có thể dẫn đến thất vọng (khi X xây trường học cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn ở nhiều nước, trong đó không có A vì chi phí cho tham nhũng nhiều quá). Nhưng nó chỉ có thể dừng lại ở mức thất vọng, như là một cảm giác của cá nhân : xã hội không thể dựa vào sự trông đợi "mờ nhạt" này mà lên tiếng chỉ trích hành động của X, coi là không yêu nước (có thể X không bận tâm vì sự quy chụp này), và chỉ trích như thế là thiếu đạo đức (chắc X sẽ phiền lòng).
Có một số ngoại lệ cho suy luận đơn giản này; mà có lẽ nên gọi là trường hợp đặc biệt chứ không phải ngoại lệ. Thứ nhất, tôi nghĩ đến đạo đức chiến tranh, trong đó gắn liền với cái chết. Trong chiến tranh, nhất là những cuộc chiến tranh toàn diện có một phần rất lớn thành phần dân chúng tham gia (chưa đả động đến lý do tại sao lại có chiến tranh như thế), ít có chỗ cho sự trung tính. Mỗi cá nhân có thể theo một bên, nhưng khó có thể tách biệt hoàn toàn ra ngoài cuộc chiến. Vì thế, có thể có những cách diễn giải về việc "không yêu nước" sang thành "đi ngược lại lợi ích đất nước". Đây là luận điểm cơ bản của hầu hết những sự quy chụp của chính quyền Bush ở Mỹ thời gian 2001-2008 đối với những quan điểm phản chiến. Tuy vậy, phải nói là nước Mỹ không tham gia vào một cuộc chiến toàn diện, nên trong trường hợp này quy chụp như thế lệch lạc về mặt đạo đức. Nhưng quan điểm này có thể dùng để hiểu những cuộc Thế chiến I - II, chiến tranh Triều Tiên, các cuộc chiến tranh của Israel, chiến tranh can thiệp của Mỹ ở Việt Nam, vân vân. (Có lẽ đi hơi quá xa vào trường hợp này rồi, quay lại thôi.)
Trường hợp thứ hai tôi nghĩ đến gắn liền với khái niệm "nợ nước nhà", mà ta tạm coi rằng quan hệ "nợ" có nguồn gốc nguyên thủy hơn, và có sức mạnh đạo đức tự có trước quan niệm về tình yêu nước. Đứng từ góc nhìn xã hội cấu thành từ các cá nhân, chứ không phải cá nhân xuất thân từ xã hội, thì tương đối khó bảo vệ quan điểm có "nợ" với một khái niệm "quốc gia", mà bản thân nó tương đối trừu tượng và bao gồm những yếu tố liên tục thay đổi, như dân cư, văn hóa, nếu không nói đến chính quyền, lịch sử, thậm chí là lãnh thổ. Món "nợ" ở đây không có cơ sở tự do tự quyết, vì nếu nó tồn tại, thì đó là sự tồn tại dựa vào một quan niệm xã hội áp đặt lên cá nhân từ khi cá nhân tham gia vào xã hội, mà không cho cá nhân một sự lựa chọn nào. Một ví dụ là món nợ của người Gia Tô giáo (catholics) với Nhà thờ La Mã, trong đó người được sinh ra đã được đưa vào quan hệ nợ - trả với một hệ thống tôn giáo, giáo điều, mà không được có lựa chọn nào cả. Nếu vẫn chấp nhận khái niệm "nợ" mà không cần cơ sở tự do tự quyết, thì cá nhân tự dứt mình khỏi quan hệ "nợ" này nghiễm nhiên có sự ủng hộ của quan điểm tự do tự quyết, và khó có thể kết luận rằng việc này đi ngược hẳn lại quy tắc đạo đức về quan hệ "nợ" được.
Để có được cơ sở cho quan điểm "nợ nước", có lẽ phải đứng từ góc nhìn mỗi cá nhân xuất thân từ sản phẩm của xã hội, không có nhiều quyền tự quyết tự có, và món nợ với xã hội hay đất nước là tất yếu, chắc chắn phải trả. Như thế, nếu cá nhân vẫn quyết định dứt mình khỏi quan hệ "nợ" này, thì xã hội (mà ai đứng ra?, quy định như thế nào?) có quyền coi cá nhân đã vi phạm đạo đức, và có thể trừng phạt. Song, vấn đề lại là nền tảng đạo đức như vậy dường như thuộc hoàn toàn về xã hội "toàn diện" này, và quy tắc đạo đức như thế không mang tính đại diện cho con người, mà chỉ đại diện cho xã hội đó. Câu hỏi sẽ là, có thể chấp nhận một cách khách quan một quy tắc đạo đức như vậy không? Ví dụ ở phạm vi nhỏ là một số gia đình ở Arab Xê Út có xu hướng gả con gái rất rất sớm, và hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của người cha. Nền tảng đạo đức như thế có thể trụ vững trong môi trường nhất định, thậm chí là trụ một thời gian dài, nhưng tôi không thấy thuyết phục về tính khách quan hay tính "hoàn vũ" của một quy tắc như thế.
Xét đến các trường hợp, thì cũng cần so sánh với quy tắc đạo đức của những "tình yêu" khác. Chẳng hạn, tình yêu trong gia đình. Tôi nghĩ là nền tảng đạo đức của gia đình mạnh hơn nhiều, một phần vì ở đây tất cả những người tham gia vào đều rõ ràng, và ít thay đổi. Nhờ đó, những hành động của mỗi cá nhân trong từng quan hệ (bố mẹ/con cái/các quan hệ khác) cũng rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Trong phạm vi này, có thể chấp nhận sự chung sống của "tình yêu" và "nợ" dễ hơn so với trong trường hợp "tình yêu nước". Chủ đề này có lẽ nếu muốn bàn thì cần rất nhiều thời gian nữa.
Đặc điểm thứ hai của việc phân tích lý tính của "tình yêu nước" là sự quy tội và xét xử công bằng tội "phản quốc". Trong một chừng mực nào đó (tức là không kể ngoại lệ), nếu coi "không yêu nước" không có vấn đề đạo đức nào, lại càng không có vấn đề pháp lý, thì không thể bị kết tội. Nhưng tội "phản quốc" vẫn có thể có, và vẫn có thể bị kết tội, tùy theo mức độ nặng nhẹ.
Tạm thời tôi dừng bài này ở đây đã, có thời gian sẽ viết thêm.
Trích dẫn
Thỉnh thoảng tôi đọc được những đoạn văn, thơ mình thích, nay ghi lại trích dẫn ở trên blog cho vui.
"... Je n'écris pas pour une petite élite dont je n'ai cure, ni pour cette entité platonique adulée qu'on surnomme la Masse. Je ne crois pas à ces deux abstractions, chères au démagogue.
J'écris pour moi, pour mes amis et pour adoucir le cours du temps."
"... Je n'écris pas pour une petite élite dont je n'ai cure, ni pour cette entité platonique adulée qu'on surnomme la Masse. Je ne crois pas à ces deux abstractions, chères au démagogue.
J'écris pour moi, pour mes amis et pour adoucir le cours du temps."
Le livre de sable - Jorge Luis Borges
(Tôi không biết tiếng Tây Ban Nha nên đọc bản tiếng Pháp, vả lại cũng ngại chưa biết dịch như thế nào. Đại loại câu cuối là "Tôi viết cho tôi, cho các bạn tôi và để làm dịu dòng thời gian.")
Labels:
trích dẫn
Monday, July 6, 2009
Về tình yêu nước
Từ lâu tôi đã muốn viết một chút về tình yêu nước, song thường là không đủ tập trung và ngần ngại sẽ bị cộng đồng bạn đọc Việt Nam phê phán gắt gao. Hôm nay nhân đọc được bài này trên blog của Lê Minh Phiếu, nên tôi viết thêm một chút.
Từ hơn mười năm nay, tôi vẫn không tự đưa ra cho mình một câu trả lời tại sao người Việt thường tự nhủ phải yêu nước, và tự nhận rất yêu nước. Có những câu trả lời dễ dãi, như việc coi đó là lẽ tự nhiên của mỗi công dân, không cần phải bàn đến, hay thậm chí là lời dậy của cha mẹ, tổ tiên, Bác Hồ (Điều 1 lời dậy của Bác cho nhi đồng: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.) Những câu trả lời này thường chỉ chuyển câu hỏi sang một lĩnh vực khác, ví dụ như là trách nhiệm của công dân, của con cái đối với cha mẹ, của con cháu đối với tổ tiên, của nhi đồng đối với Bác Hồ. Thường là đi về những lĩnh vực này còn khó tìm câu trả lời hơn nữa, nên tôi cũng không nhắc tới ở đây.
Có một điểm ít được nhắc tới trong ngữ cảnh Việt Nam, là khi nói đến Yêu Nước thì cần nói đến Nước là gì (dĩ nhiên là khác gia đình, dòng họ, bạn bè, quyền sở hữu), rồi cần nói đến Yêu Nước là gì (dĩ nhiên khác với yêu gia đình, yêu vợ chồng, yêu bạn bè, yêu quyền sở hữu). Tôi nhớ giáo dục tuổi trẻ và cả các thảo luận nghiêm túc hơn ở Việt Nam thường nhắc đến những cảm giác đi kèm với Nước (Quê hương là chùm khế ngọt), chứ không đi vào phân tích lý tính. Có thể đó là cách hợp lý nhất, nhưng tôi cứ thử làm cả cách ít hợp lý hơn xem sao.
Một nước, trong phạm vi quan hệ quốc tế, thường được hội tụ bởi ba yếu tố: một dân tộc, một lãnh thổ, và một chính phủ. Trong phạm vi rộng hơn về quan điểm gắn bó của con người (vì ta nói đến tình yêu), tôi nghĩ là có thêm yếu tố lịch sử (bao gồm lịch sử văn minh) và yếu tố văn hóa (bao gồm nền văn minh, tôn giáo). Không rõ tôi còn thiếu gì nữa?
Xét theo từng yếu tố, thì đều có thể thấy tình yêu nước khó có thể có vị trí tột cùng không điều kiện trong các thang bậc gắn bó của cá nhân. Bắt đầu bằng chính phủ, một chính phủ thực sự tốt khi đại diện được cho lợi ích của đại bộ phận dân chúng, và sẵn sàng bảo vệ lợi ích tối thiểu của bất kỳ một nhóm thiểu số nào. Nhưng ngay cả khi có một chính phủ tối ưu như vậy, thì sự gắn bó của cá nhân đối với chính phủ chỉ ở mức người được bảo vệ đối với người bảo vệ, hơn chút nữa là ở mức người trong nhóm bảo vệ với nhóm bảo vệ (chưa nói đến vấn đề chia sẻ các giá trị văn hóa). Dĩ nhiên cá nhân có thể rất quý người bảo vệ, song tình yêu này khó so sánh được với tình yêu dành cho gia đình.
Tiếp theo là lãnh thổ. Càng ngày, tôi càng ít hiểu được sự gắn bó sâu nặng của cá nhân với quan niệm lãnh thổ chỉ vì lãnh thổ - ở đây không phải là sở hữu của cá nhân, có chăng là sở hữu của một số cá nhân khác trong cùng cộng đồng, trong cùng một nước. Lãnh thổ có thể chia sẻ cùng cá nhân một lịch sử, một nền văn hóa. Trong tất cả các trường hợp này, thì sự gắn bó vào lãnh tổ chỉ phụ thuộc qua sự gắn bó vào dân chúng, vào lịch sử, vào văn hóa mà thôi, chứ không phải là sự gắn bó trực tiếp với lãnh thổ. Về yếu tố lãnh thổ, tôi nghĩ tới các tranh chấp về biển Đông, và trước đây là thác Bản Giốc. Những tranh chấp này nếu được tuyên bố bắt nguồn từ tình yêu nước, thì tôi nghĩ là nó bắt nguồn cơ bản từ những gì lãnh thổ và lãnh hải nằm trong tranh chấp có thể đem lại cho dân cư, cho văn hóa, cho văn minh của một nước. Lịch sử đã chứng kiến nhiều quốc gia tham gia chạy theo lời vua chúa chinh chiến trên những mảnh đất vô ích để cuối cùng tiến tới diệt vong - lịch sử Trung Quốc nhiều vô kể ví dụ.
Có lẽ yếu tố dân chúng là yếu tố dễ tạo nên sự gắn bó với từng cá nhân nhất. Có nhiều cách lý giải bằng sự phát triển sinh học và tâm lý tại sao con người thường gắn bó với những nhóm người, những cộng đồng có chia sẻ nhiều điểm chung. Có thể coi sự gắn bó này là sự mở rộng của sự gắn bó gia đình, họ hàng, là sự thể hiện rộng của "gene ích kỷ" (Richard Dawkins). Tôi chấp nhận sự gắn bó này là một tình cảm cơ bản, không lý giải thêm. Tuy vậy, nó cũng làm ta dễ suy nghĩ đến những "lát cắt" khác khi nghĩ về con người, vì con người không chỉ khác nhau về quốc tịch. Nếu nhìn vào từng cá nhân trong một nước, những người vẫn va chạm và tranh chấp hàng ngày, thì người ta có nghĩ đến sự gắn bó trừu tượng đối với toàn bộ dân chúng của một nước hay không? Hai môi trường này khác nhau, và dễ tạo ra những cảm giác trái ngược: một dân tộc có thể bị chia cắt tan nát trong nội bộ, song lại dễ dàng thống nhất thành một khối chống ngoại xâm, giống như người Nhật trong nhiều thời kỳ.
Song song với sự gắn bó với dân chúng, mỗi cá nhân cũng có sự gắn bó với lịch sử, với văn hóa. Song tôi nghĩ là thiếu yếu tố dân chúng thì hai yếu tố này chỉ dừng ở mức cá nhân, và chỉ có thể dẫn đến sự mai một. Điều này xuất hiện trong những cá nhân sống đơn lẻ tách biệt khỏi cộng đồng cùng văn hóa, lịch sử (như là các cá nhân sống ở ngoài nước, ngoài cộng đồng) - có thể một phần họ chọn như vậy, một phần khác, là chính sự lựa chọn này xóa đi sự gắn bó của họ. Như vậy không có nghĩa là không có cộng đồng lưu vong nào thành công trong việc lưu giữ "tình yêu nước" khi không có một nước thực sự. Ví dụ mạnh mẽ nhất là cộng đồng Do Thái trong gần 2 ngàn năm trước sự thành lập của nhà nước Israel năm 1947. Cộng đồng Do Thái có lẽ là ví dụ đáng kinh ngạc nhất của tình yêu nước dựa chủ yếu vào sự gắn bó về văn hóa, về nền văn minh cổ điển cách hàng thế kỷ, về tôn giáo đơn thần đầu tiên, về một thứ chữ viết cổ mà cộng đồng tự khôi phục lại thành tiếng nói sống. Trong suốt hai ngàn năm, người Do Thái luôn lưu giữ tình yêu nước như một bộ luật chỉ nam cho mỗi thành viên trong cộng đồng; bộ luật này vừa mang tính bắt buộc đối với những người tham gia, vừa mang lại lợi ích đáng kể cho họ. Nhưng ngoài cộng đồng đặc biệt này, hầu hết những cộng đồng không gắn vào một bộ phận dân chúng lớn sẽ dần dần bỏ đi cái "tình yêu nước" họ có thể có lúc đầu.
Một nhận xét nữa về sự gắn bó với đại bộ phận dân chúng của một nước, là ngay cả tình cảm này khó có thể được đặt lên trên tuyệt đối so với nhiều tình cảm gần gũi con người với con người khác. Có thể là trong những tình huống, thời điểm lịch sử nhất định, người ta nhìn thấy hành vi con người đi đúng theo chiều hướng khẳng định tình yêu nước, song những hành vi này cũng có thể hiểu là sự cộng hưởng của rất nhiều tình cảm gắn bó đối với những cá nhân khác gần gũi mình. Ví dụ, cá nhân A có thể tự hy sinh, và được tôn vinh như một anh hùng của cả nước, song có thể hiểu là cá nhân A hành động như vậy vì cá nhân B, C, D có quan hệ gắn bó với mình. B, C, D không nhất thiết là thành viên cùng gia đình, mà có thể là những cá nhân trong cùng một tổ chức yêu nước, trong đó họ truyền cho nhau cùng một lòng yêu nước, và thực sự lòng yêu nước của họ được trau dồi qua chính "tổ chức xã hội nhỏ" của họ, nhờ đó sự gắn bó cá nhân được nhân lên cao. Vì thế, những hành vi mang tính hy sinh vì cộng đồng trong những tình huống nhất định không thể phủ định quan điểm chung rằng sự gắn bó với toàn bộ dân chúng của một nước là một sự gắn bó tương đối lỏng lẻo, so với sự gắn bó cá nhân với cá nhân. (Tôi tin vào những ví dụ các chiến sĩ yêu nước quả cảm hy sinh mình để cứu đồng đội, hơn là những ví dụ anh hùng xả thân vì nước như Lê Văn Tám.)
Nhìn trên các yếu tố này, tôi nghĩ là thành phần căn bản đối với tình yêu nước của người Việt Nam, nếu không phải là một tôn giáo (hay giáo điều) có ấn tượng và ảnh hưởng sâu sắc đến mức vượt quá cả nhận thức của cá nhân (rằng đấy là một giáo điều), thì phải có liên hệ rất sâu đậm đến sự gắn bó của mỗi cá nhân người Việt với khái niệm toàn bộ cộng đồng dân chúng Việt Nam. Nếu một cá nhân tự cảm thấy sự gắn bó sâu nặng này, thì tình yêu nước là tự có, tự thân, và tự nguyện. Nếu cá nhân không có sự gắn bó sâu nặng như vậy, thì tình yêu nước trở thành một sự ngộ nhận gây dựng bởi chính nền văn hóa, mang tính giáo điều (chỉ có "dậy", không có "học"), và như vậy cũng không thể học được, không thể trải nghiệm, không thể trau dồi và không thể vực dậy được.
Tôi vẫn chưa trả lời được câu hỏi của mình, vì không hiểu là trong số người Việt Nam, mức độ gắn bó với dân chúng Việt Nam nói chung như thế nào?
Bài này viết chưa đâu vào đâu, để lúc khác sẽ viết thêm phần 2.
Từ hơn mười năm nay, tôi vẫn không tự đưa ra cho mình một câu trả lời tại sao người Việt thường tự nhủ phải yêu nước, và tự nhận rất yêu nước. Có những câu trả lời dễ dãi, như việc coi đó là lẽ tự nhiên của mỗi công dân, không cần phải bàn đến, hay thậm chí là lời dậy của cha mẹ, tổ tiên, Bác Hồ (Điều 1 lời dậy của Bác cho nhi đồng: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.) Những câu trả lời này thường chỉ chuyển câu hỏi sang một lĩnh vực khác, ví dụ như là trách nhiệm của công dân, của con cái đối với cha mẹ, của con cháu đối với tổ tiên, của nhi đồng đối với Bác Hồ. Thường là đi về những lĩnh vực này còn khó tìm câu trả lời hơn nữa, nên tôi cũng không nhắc tới ở đây.
Có một điểm ít được nhắc tới trong ngữ cảnh Việt Nam, là khi nói đến Yêu Nước thì cần nói đến Nước là gì (dĩ nhiên là khác gia đình, dòng họ, bạn bè, quyền sở hữu), rồi cần nói đến Yêu Nước là gì (dĩ nhiên khác với yêu gia đình, yêu vợ chồng, yêu bạn bè, yêu quyền sở hữu). Tôi nhớ giáo dục tuổi trẻ và cả các thảo luận nghiêm túc hơn ở Việt Nam thường nhắc đến những cảm giác đi kèm với Nước (Quê hương là chùm khế ngọt), chứ không đi vào phân tích lý tính. Có thể đó là cách hợp lý nhất, nhưng tôi cứ thử làm cả cách ít hợp lý hơn xem sao.
Một nước, trong phạm vi quan hệ quốc tế, thường được hội tụ bởi ba yếu tố: một dân tộc, một lãnh thổ, và một chính phủ. Trong phạm vi rộng hơn về quan điểm gắn bó của con người (vì ta nói đến tình yêu), tôi nghĩ là có thêm yếu tố lịch sử (bao gồm lịch sử văn minh) và yếu tố văn hóa (bao gồm nền văn minh, tôn giáo). Không rõ tôi còn thiếu gì nữa?
Xét theo từng yếu tố, thì đều có thể thấy tình yêu nước khó có thể có vị trí tột cùng không điều kiện trong các thang bậc gắn bó của cá nhân. Bắt đầu bằng chính phủ, một chính phủ thực sự tốt khi đại diện được cho lợi ích của đại bộ phận dân chúng, và sẵn sàng bảo vệ lợi ích tối thiểu của bất kỳ một nhóm thiểu số nào. Nhưng ngay cả khi có một chính phủ tối ưu như vậy, thì sự gắn bó của cá nhân đối với chính phủ chỉ ở mức người được bảo vệ đối với người bảo vệ, hơn chút nữa là ở mức người trong nhóm bảo vệ với nhóm bảo vệ (chưa nói đến vấn đề chia sẻ các giá trị văn hóa). Dĩ nhiên cá nhân có thể rất quý người bảo vệ, song tình yêu này khó so sánh được với tình yêu dành cho gia đình.
Tiếp theo là lãnh thổ. Càng ngày, tôi càng ít hiểu được sự gắn bó sâu nặng của cá nhân với quan niệm lãnh thổ chỉ vì lãnh thổ - ở đây không phải là sở hữu của cá nhân, có chăng là sở hữu của một số cá nhân khác trong cùng cộng đồng, trong cùng một nước. Lãnh thổ có thể chia sẻ cùng cá nhân một lịch sử, một nền văn hóa. Trong tất cả các trường hợp này, thì sự gắn bó vào lãnh tổ chỉ phụ thuộc qua sự gắn bó vào dân chúng, vào lịch sử, vào văn hóa mà thôi, chứ không phải là sự gắn bó trực tiếp với lãnh thổ. Về yếu tố lãnh thổ, tôi nghĩ tới các tranh chấp về biển Đông, và trước đây là thác Bản Giốc. Những tranh chấp này nếu được tuyên bố bắt nguồn từ tình yêu nước, thì tôi nghĩ là nó bắt nguồn cơ bản từ những gì lãnh thổ và lãnh hải nằm trong tranh chấp có thể đem lại cho dân cư, cho văn hóa, cho văn minh của một nước. Lịch sử đã chứng kiến nhiều quốc gia tham gia chạy theo lời vua chúa chinh chiến trên những mảnh đất vô ích để cuối cùng tiến tới diệt vong - lịch sử Trung Quốc nhiều vô kể ví dụ.
Có lẽ yếu tố dân chúng là yếu tố dễ tạo nên sự gắn bó với từng cá nhân nhất. Có nhiều cách lý giải bằng sự phát triển sinh học và tâm lý tại sao con người thường gắn bó với những nhóm người, những cộng đồng có chia sẻ nhiều điểm chung. Có thể coi sự gắn bó này là sự mở rộng của sự gắn bó gia đình, họ hàng, là sự thể hiện rộng của "gene ích kỷ" (Richard Dawkins). Tôi chấp nhận sự gắn bó này là một tình cảm cơ bản, không lý giải thêm. Tuy vậy, nó cũng làm ta dễ suy nghĩ đến những "lát cắt" khác khi nghĩ về con người, vì con người không chỉ khác nhau về quốc tịch. Nếu nhìn vào từng cá nhân trong một nước, những người vẫn va chạm và tranh chấp hàng ngày, thì người ta có nghĩ đến sự gắn bó trừu tượng đối với toàn bộ dân chúng của một nước hay không? Hai môi trường này khác nhau, và dễ tạo ra những cảm giác trái ngược: một dân tộc có thể bị chia cắt tan nát trong nội bộ, song lại dễ dàng thống nhất thành một khối chống ngoại xâm, giống như người Nhật trong nhiều thời kỳ.
Song song với sự gắn bó với dân chúng, mỗi cá nhân cũng có sự gắn bó với lịch sử, với văn hóa. Song tôi nghĩ là thiếu yếu tố dân chúng thì hai yếu tố này chỉ dừng ở mức cá nhân, và chỉ có thể dẫn đến sự mai một. Điều này xuất hiện trong những cá nhân sống đơn lẻ tách biệt khỏi cộng đồng cùng văn hóa, lịch sử (như là các cá nhân sống ở ngoài nước, ngoài cộng đồng) - có thể một phần họ chọn như vậy, một phần khác, là chính sự lựa chọn này xóa đi sự gắn bó của họ. Như vậy không có nghĩa là không có cộng đồng lưu vong nào thành công trong việc lưu giữ "tình yêu nước" khi không có một nước thực sự. Ví dụ mạnh mẽ nhất là cộng đồng Do Thái trong gần 2 ngàn năm trước sự thành lập của nhà nước Israel năm 1947. Cộng đồng Do Thái có lẽ là ví dụ đáng kinh ngạc nhất của tình yêu nước dựa chủ yếu vào sự gắn bó về văn hóa, về nền văn minh cổ điển cách hàng thế kỷ, về tôn giáo đơn thần đầu tiên, về một thứ chữ viết cổ mà cộng đồng tự khôi phục lại thành tiếng nói sống. Trong suốt hai ngàn năm, người Do Thái luôn lưu giữ tình yêu nước như một bộ luật chỉ nam cho mỗi thành viên trong cộng đồng; bộ luật này vừa mang tính bắt buộc đối với những người tham gia, vừa mang lại lợi ích đáng kể cho họ. Nhưng ngoài cộng đồng đặc biệt này, hầu hết những cộng đồng không gắn vào một bộ phận dân chúng lớn sẽ dần dần bỏ đi cái "tình yêu nước" họ có thể có lúc đầu.
Một nhận xét nữa về sự gắn bó với đại bộ phận dân chúng của một nước, là ngay cả tình cảm này khó có thể được đặt lên trên tuyệt đối so với nhiều tình cảm gần gũi con người với con người khác. Có thể là trong những tình huống, thời điểm lịch sử nhất định, người ta nhìn thấy hành vi con người đi đúng theo chiều hướng khẳng định tình yêu nước, song những hành vi này cũng có thể hiểu là sự cộng hưởng của rất nhiều tình cảm gắn bó đối với những cá nhân khác gần gũi mình. Ví dụ, cá nhân A có thể tự hy sinh, và được tôn vinh như một anh hùng của cả nước, song có thể hiểu là cá nhân A hành động như vậy vì cá nhân B, C, D có quan hệ gắn bó với mình. B, C, D không nhất thiết là thành viên cùng gia đình, mà có thể là những cá nhân trong cùng một tổ chức yêu nước, trong đó họ truyền cho nhau cùng một lòng yêu nước, và thực sự lòng yêu nước của họ được trau dồi qua chính "tổ chức xã hội nhỏ" của họ, nhờ đó sự gắn bó cá nhân được nhân lên cao. Vì thế, những hành vi mang tính hy sinh vì cộng đồng trong những tình huống nhất định không thể phủ định quan điểm chung rằng sự gắn bó với toàn bộ dân chúng của một nước là một sự gắn bó tương đối lỏng lẻo, so với sự gắn bó cá nhân với cá nhân. (Tôi tin vào những ví dụ các chiến sĩ yêu nước quả cảm hy sinh mình để cứu đồng đội, hơn là những ví dụ anh hùng xả thân vì nước như Lê Văn Tám.)
Nhìn trên các yếu tố này, tôi nghĩ là thành phần căn bản đối với tình yêu nước của người Việt Nam, nếu không phải là một tôn giáo (hay giáo điều) có ấn tượng và ảnh hưởng sâu sắc đến mức vượt quá cả nhận thức của cá nhân (rằng đấy là một giáo điều), thì phải có liên hệ rất sâu đậm đến sự gắn bó của mỗi cá nhân người Việt với khái niệm toàn bộ cộng đồng dân chúng Việt Nam. Nếu một cá nhân tự cảm thấy sự gắn bó sâu nặng này, thì tình yêu nước là tự có, tự thân, và tự nguyện. Nếu cá nhân không có sự gắn bó sâu nặng như vậy, thì tình yêu nước trở thành một sự ngộ nhận gây dựng bởi chính nền văn hóa, mang tính giáo điều (chỉ có "dậy", không có "học"), và như vậy cũng không thể học được, không thể trải nghiệm, không thể trau dồi và không thể vực dậy được.
Tôi vẫn chưa trả lời được câu hỏi của mình, vì không hiểu là trong số người Việt Nam, mức độ gắn bó với dân chúng Việt Nam nói chung như thế nào?
Bài này viết chưa đâu vào đâu, để lúc khác sẽ viết thêm phần 2.
Subscribe to:
Posts (Atom)