Tuesday, May 26, 2009

Có cần xấu hổ ?

Nhân sự kiện cựu thủ tướng Hàn Quốc Roh Moo-hyun tự sát, tôi có đọc một số bài viết trên blog của anh Linh anh Huy Đức về tính "biết xấu hổ". Hai bài viết này làm tôi nghĩ đến sự khác nhau giữa hai phương hướng cải tổ nền pháp trị và chất lượng thể chế của một quốc gia. Hai bài viết nói về vấn đề tham nhũng và hình phạt dựa trên góc độ Đạo đức; tương đồng với nó, là phương hướng cải tổ pháp trị bằng cách tôn cao nền đạo đức. Phương hướng thứ hai là cải tổ nền pháp trị bằng cách tăng cường động lực đối với con người cho các cơ chế pháp luật; các biện pháp này thường không động chạm vào nền tảng đạo đức.

Thường thường, người ta đề cao cả hai phương hướng trong việc xây dựng một nền chính trị sạch và hiệu quả. Việc đề cao cả hai như vậy cần bao gồm một giả thiết ngầm rằng hai phương hướng này bổ sung cho nhau, chứ không đối nghịch với nhau. Trong trường hợp "biết xấu hổ", tôi thấy có cả một chút đối nghịch giữa hai phương hướng này.

Cụ thể, có thể hiểu sự "xấu hổ" là một cá tính, mà mức độ của nó trong từng cá nhân có thể rất khác nhau. Cá tính này có thể có tương quan thuận (positive correlation) đến các cá tính khác cần thiết cho nền pháp trị, như sự trong sạch, liêm khiết, tính dám chịu trách nhiệm, vv. Chúng ta muốn những nhà chính trị có những cá tính cần thiết này: có lẽ là chúng quan trọng hơn bản thân tính biết xấu hổ.

Khi xã hội tôn cao nền đạo đức của tính biết xấu hổ, tôi đoán sẽ có một phần nhỏ chuyển từ "không biết xấu hổ" thành "biết xấu hổ", nhưng phần tác động lớn hơn nhiều là những người vốn đã biết xấu hổ sẽ cảm thấy tủi nhục hơn nữa về những việc "đáng xấu hổ". Những người biết xấu hổ trong các thể chế có dính líu đến những việc đáng xấu hổ sẽ phải dằn vặt thêm vì cảm thấy xấu hổ, có thể là vì chính những hành động sai trái rất nhỏ mà mình đã làm trong quá khứ (các bác có đọc truyện Tiên Trẩn trong Đông Chu Liệt Quốc?), có thể là vì hành động sai trái của người thân (Roh Moo-hyun), cũng có thể là vì những gì thường xuyên xảy ra xung quanh họ (ví dụ về những người từ quan về quê vô số kể). Cuối cùng, tác động chung đối với nền pháp trị là phần lớn những người biết xấu hổ (cũng là những người có nhiều năng lực hơn và trong sạch hơn) sẽ dần dần bị đẩy ra khỏi hàng ngũ chính trị, thay vào đó là những người ít nhậy cảm hơn với những việc "đáng xấu hổ". Vì thế, cho dù mặt bằng đạo đức, đo bởi độ nhậy cảm với những việc đáng xấu hổ, có thể được tôn cao lên, thì kết cục là chất lượng nền pháp trị lại đi xuống.

Không phải đi đâu xa, tôi nghĩ quá trình tiến hóa của thể chế chính quyền ở Việt Nam trong những năm 1990 có hơi hướng thể hiện xu hướng như vậy. Đạo đức của sự biết xấu hổ đã góp phần thay đổi cơ cấu lãnh đạo ở Việt Nam trong thời kỳ này. Ví dụ có rất nhiều, tương đối nhậy cảm nên không nêu ra được.

Ngược lại với việc tôn cao mặt bằng đạo đức, nếu như giảm tầm quan trọng của đạo đức xấu hổ, giảm sự suy xét hậu quả của việc làm thiếu trách nhiệm, thay vào đó là tôn vinh kết quả công việc có kết quả tốt và hiệu quả cao, thì liệu có thể đảo ngược xu hướng thay đổi cơ cấu như vậy không? Tôi không có câu trả lời chính xác: không phải quá trình nào cũng có thể đảo ngược đơn giản bằng cách đảo ngược nguyên nhân. Muốn trả lời chính xác, phương pháp khoa học nhất là thí nghiệm ngẫu nhiên. Trên thực tế, chúng ta không thể nào có sự ngẫu nhiên, cũng không thể có thí nghiệm.

Monday, May 25, 2009

Người Mỹ gốc Việt đầu tiên trong Quốc hội Mỹ

Đây là một bài tôi viết trên blog 360 độ cách đây một thời gian về người gốc Việt đầu tiên trúng cử vào Quốc hội Mỹ. Hôm nay vô tình thấy bài này trên BBC tiếng Việt, nên post lại đây để đối chiếu về dự đoán trong bài trước của tôi.

First Vietnamese American in US Congress

That is the piece of news on the NY Times that I spotted a couple of days ago. In a predominantly black and Democratic district in Louisiana, a certain Mr. Anh Cao, first generation migrant from Vietnam, defeated the long-term black Democrat incumbent, only a few weeks after the first black presidential candidate from a major party defeated the incumbent party's candidate. It is true that the Democrat incumbent, Rep. William J. Jefferson comes into the election with an infamous burden of FBI files full of corruption charges. It is also true that since the election was delayed due to hurricane Gustav, black turnout diminished significantly, compared to what would have been the case on Nov. 4. But it does not take out a bit of prestige from the unlikely victory of the first Vietnamese American Congressman.

What is more interesting to me is not really the hype of the unprecedented event (everything has a beginning, you may say), but the nature of the man that would soon stand for a whole immigrant community. I would scribe down a few points about him, through stereotypical glasses of that community.

First, he is highly religious, stereotypical of most Vietnamese Americans living in Vietnamese American communities I know. Second, like many first-generation immigrants, he suffered fatefully harsh childhood and adolescence, and decidedly worked hard as a response to the ordeal. Third, he is Republican. The last fact gathers a lot of stereotypical characters of the Vietnamese American communities. Exiled for different reasons, they regroup with a strong belief in God and superhuman forces that have saved them through the numerous obstacles they had to face. They have little belief in government, of any kind, and choose to work as hard as they can, wishing the society to leave everything into the invisible hand of the market. And they hold a diehard view on how to win wars and respect the military. These traits fit well into the staunch ideological lines of the Republican Party. While Obama might have been a bit more appealing to Vietnamese American than other Democratic candidates used to be, this socially coherent group of immigrants should not be expected to change their mind any time soon. (In the presidential election, Orange County still remains the only red county on the Californian coastline.)

Freedom and Heritage people, as my friend Filipe jokingly refers to the exiled community of Vietnamese Americans (after I explained why and how they wanted to stay loyal to their historical yellow and red stripes banner), face several paths. The two most common paths are bifurcated from what they have always been following: work hard, believe in God and fate, but do not believe in government and politics. The more able, or better educated, or simply luckier (choose your politically correct version), get even better opportunities through hard study and hard work, and nominally integrate into the American society thanks to a combination of a good job that commands social respect, a good saving, and a relatively quiet approach to social life. They sit back and enjoy the freedom their society gives them, but do not think of joining it. The rest, more numerous and more diverse, self-concentrate in strongly segregated communities, and rely on the maintenance of such communities, out of which they would scarcely survive.

There are now newer paths. Many Vietnamese Americans choose to go to Vietnam, establish a link between the two countries, or even settle down in Vietnam (a recent example springs to mind). Many others, mostly second-and-more generation Americans, live a full American dream, like Americans do. The full American dream oftentimes sends the Freedom and Heritage political view to oblivion; but a few like Mr. Anh Cao will not forget it. First, Mr. Anh Cao had first hand experience of the War and its consequences, and he made no attempt hiding his view that there is no unwinnable war. Second, he will soon become the emblem of a community hitherto relatively uninvolved in American politics, and the mobilization of that community means more votes. For a politician as he is, such opportunities will not be bypassed.

Following the symbolic win of Mr. Anh Cao, many Vietnamese Americans will again take up his path, and reheat the Freedom and Heritage cause. He will be their symbolic, if not effective leader. Vietnamese Americans will invest more time and effort in the real American politics, not their own fictive nostalgic comedies. They will soon make their names heard, if not their voices.

These are my predictions. And I am not sure what that will mean to the other Vietnamese, those who live in Vietnam.

Update: Tiên đoán quan trọng nhất, theo tôi, là tiên đoán về ảnh hưởng đối với Việt Nam, mà tôi không tiện viết ra trong bài trên. Tôi không có cảm giác vui hay buồn về tất cả những mẩu tin và nhận xét ở đây: tôi nghĩ là quá sớm để có thể nói đến ảnh hưởng đối với người Việt ở Việt Nam.

Saturday, May 23, 2009

Ngữ pháp: quy chuẩn và tự do

Bài này viết về một quan điểm về ngữ pháp mà tôi đồng tình. Nói tóm gọn, quan điểm của tôi là bản thân ngôn ngữ và các quy tắc của ngôn ngữ (bao gồm ngữ pháp, nội dung ý nghĩa từ ngữ vv.) có mục đích cơ bản, quan trọng nhất là truyền tải thông tin để tạo kênh thông hiểu giữa các cá nhân: communicate to coordinate & cooperate. Tôi không tin vào giá trị mỹ học nội tại hay thuần túy trong ngôn ngữ. Một nhóm người có thể thấy ngôn ngữ của một đoạn văn, đoạn thơ đặc biệt hay hay đẹp, song theo tôi đó là cảm giác cá nhân, xây dựng trên nền tảng giáo dục và kinh nghiệm hiểu biết của cá nhân; theo quan điểm bảo hộ tự do thì người ta không thể và không có quyền dựa vào quan điểm mỹ học đó để đưa ra quy chuẩn ép tất cả tuân theo được. Tất cả ở đây bao gồm cả các thế hệ kế tiếp, chứ không đơn thuần là các nhóm khác nhau trong cùng một thời điểm.

Vì thế, tôi coi việc các Viện hàn lâm tự cho mình quyền, thậm chí cả những xã hội dân chủ, có bề dầy văn hóa, tự cho mình quyền quy định quy tắc ngôn ngữ là ảnh hưởng tự do của các thế hệ sau. Các Viện hàn lâm ngôn ngữ ở một số nước dân chủ, văn hóa (Pháp, Đức, vv.) có được sự ủy quyền của cả xã hội dân sự (thông qua các thể chế dân chủ) để đặt ra quy định chặt chẽ về ngữ pháp và ngôn ngữ, trong chừng mực nào đó luôn luôn tạo ra hàng rào đối với các thế hệ tương lai, chí ít là cho đến khi bản thân các thế hệ hậu duệ thu lại quyền định đoạt ngôn ngữ của mình khi họ có đủ đại diện trong những Viện hàn lâm ấy.

Ở Việt Nam, có rất nhiều quan điểm chỉ trích sự lạm dụng cấu trúc ngữ pháp ngoại lai trong tiếng Việt, ví dụ như "thể bị động không nên được dùng trong câu văn tiếng Việt", "blog này bị viết bởi một người làm hỏng tiếng Việt", và cả ngôn ngữ teen mà tôi không rõ trích dẫn thế nào. Tôi không đồng tình với những quan điểm này, và hiểu nó dựa trên khung các giao dịch phản cảm mà tôi đã có lần nhắc đến. Cụ thể là những người trung thành với các cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ thường thấy trong tiếng Việt cảm thấy "phản cảm", nếu không muốn nói là "ghê tởm" khi có những cấu trúc ngoại lai xuất hiện, cho dù là về mặt ngữ nghĩa và logic thì không có gì không rõ ràng hay khúc mắc cả.

Một số đặc điểm của những cấu trúc mới có thể gây khó khăn trong việc truyền tải thông tin, ví dụ như việc viết cho khó đọc, không viết hoa đầu câu, vv. Song những yếu tố này cũng thuộc vào cả một khung cảnh ngôn ngữ tiến hóa động: cái gì cần và nhiều người thích thì sẽ còn tồn tại, cái gì không có ích lợi, không "được thích" thì chỉ còn là hiện tượng thoảng qua. Yếu tố phảm cảm góp phần "bảo thủ", giữ lại nguyên trạng của những quy chuẩn một thời, và làm chậm lại quá trình tiến hóa.

Cũng không rõ việc làm chậm lại này ảnh hưởng tốt hay xấu đến xã hội. Cái tôi muốn khẳng định ở đây là nó phát sinh từ mâu thuẫn giữa các thế hệ trong xã hội, từ sự va chạm giữa sự tự do của các thế hệ này.

Update: Bài này bên blog của chị Hoàng Yến trình bày một cách nhìn khá thú vị về ngữ pháp. Về cơ bản không có mâu thuẫn gì với cách nhìn của tôi cả.

Friday, May 22, 2009

Paul Krugman ở Việt Nam

Sáng nay tôi có cơ hội dự buổi tọa đàm của Paul Krugman ở Hà Nội. Buổi tọa đàm tương đối ngắn, vì Krugman phải ra sân bay lúc 9:30, và nói chung không có thông tin gì đáng kể. Nội dung chính vẫn là những gì Krugman thường ủng hộ trên blog của mình, và rất ít chuyên sâu về tình hình Việt Nam (vì ông cũng không có thông tin gì mấy về Việt Nam). Tôi nghĩ là từ cuộc nói chuyện này, giới làm chính sách và giới báo chí sẽ trích dẫn được nhiều điều hợp ý mình (mặc dù không đúng ý Krugman), và sẽ thể hiện những luận điểm mạnh mẽ hơn trước nhờ có được sự ủng hộ của một nhà kinh tế có giải Nobel.

Tôi có ghi lại chi tiết tọa đàm trên khoảng 4 trang MS Word. Sau đây là một số điểm tôi chú ý từ cuộc tọa đàm:
- Krugman nhấn mạnh tiềm năng của kinh tế Trung Quốc trong khuôn khổ kinh tế Đông Á, và cho rằng bất cứ việc gì củng cố liên hệ kinh tế với Trung Quốc đều là điều tốt. Người dịch, người nghe, người trích dẫn chắc sẽ liên tưởng ngay đến dự án bauxite ở Tây Nguyên. Tôi cho là Krugman nghĩ đến các chính sách bảo hộ của Mỹ với hàng Trung Quốc.
- Tuy vậy, Krugman cũng nhắc đi nhắc lại rằng Trung Quốc vẫn còn xa mới đuổi kịp Mỹ hay Nhật, và đồng Nhân Dân Tệ cũng còn xa mới vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc. Ông sẽ không ngạc nhiên nếu 15 năm nữa đồng Euro ngang tầm với đồng USD, nhưng sẽ rất ngạc nhiên nếu đồng NDT vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc trong vòng 20 năm nữa.
- Krugman chú trọng đến vấn đề giáo dục và nhắc đi nhắc lại nhiều lần, một điều mà tôi ít ngờ đến. Có lẽ đây là cách giải thích chính của ông về sự khác biệt giửa Đông Á và Mỹ Latin (suy đoán của tôi).
- Đối với vấn đề phần lớn kinh tế Việt Nam thuộc về nông nghiệp và nông thôn, Krugman nghĩ rằng về lâu dài với nhu cầu tăng và cung bị giới hạn thì nông nghiệp sẽ có vị trí tốt (VD: sản xuất 1kcal thịt cần 7kcal lương thực, vì vậy nhu cầu lương thực lâu dài sẽ tăng). Trong ngắn hạn, khi mà kinh tế hồi phục thì giá nông sản cũng sẽ hồi phục. Tôi không đồng ý nhiều với cả hai ý này.

Ngoài ra, hầu hết những gì Krugman nói có thể tìm hiểu được trên blog của ông (dù là nhiều vấn đề cũng phải tìm hiểu rất mất công). Ví dụ như dự đoán về khủng hoảng chạm đáy (chưa chạm đáy, chỉ rơi chậm lại thôi), hồi phục (rất vất vả, từ từ, không biết bao giờ mới phục hồi hết), y tế (bảo hiểm toàn dân, nhà nước đứng ra), gói kích cầu (ở Mỹ và hầu hết các nước kích cầu không đủ - điều này báo chí và giới chính sách sẽ trích ra để ủng hộ gói kích cầu cao hơn nữa của Việt Nam), khủng hoảng tương lai (không sửa điều tiết thì sẽ khủng hoảng sớm trong vòng 10 năm nữa), vv. và vv. Tôi không có cơ hội đặt câu hỏi, vì hạn chế thời gian, vị trí khuất và tính rụt rè. Cũng hơi tiếc, thành ra những câu hỏi của mình lại phải tự nghĩ thêm vậy.

Tạm thời tóm gọn như vậy, mấy hôm tới có nhớ thêm vấn đề gì sẽ chép thêm.

Thursday, May 21, 2009

Đe dọa của loài heo

Đây là nguyên bản của bài viết mới đây của tôi trên Vietnam Financial Review. Ý tưởng dựa theo một số bài viết của VoxEU, ADB, và FAO.


The Pork Peril

The swine influenza outbreak in Mexico is not a good sign for any one. Since the first fatality on April 13, it has claimed more than a hundred lives after just two weeks, and the death toll does not seem to slow down. In a world with a raging financial and economic crisis that has just foreshadowed a lingering food crisis, a health crisis may have the worst ever impacts.

All the financial and economic news have driven the food crisis out of media coverage. While we are no longer at the peak of food prices as back in 2008, the food market is yet to return to normalcy. Recent reports from FAO and the ADB warn that Asia, and thus the whole world, are still not too far from food shortage. Cereal price still remains at a level comparable to the later part of 2007, which is 50% above the decreasing trend of food prices during more than a decade before the recent price surge.

The subsistence need of the poor means that demand for staple in developing countries would not drop much, even when the economy is heavily hit by the current crisis. In fact, the drop in income can shift consumption from other categories to food, thereby increase food consumption in a hard time, a counterintuitive phenomenon that has happened many times in history.

In light of the food shortage concern, the Mexican influenza is potentially fatal, not only because it is a direct health threat, but also because it menaces to bring the world back to a food shortage chaos that no country could deal with in this economic downturn.

If the novel virus continues to spread, food protectionism would quickly take over the current food trade system. Such policy is well justified by health concerns, as restriction of food and human mobility has been proven the best way to prevent the spread of an epidemic before a vaccine is discovered. But it would also plunge the world back to a state of imbalanced food markets. Food prices would increase substantially, especially in poor, traditionally food-importing countries.

Sizeable developing countries such as China, India, Indonesia and Vietnam would face a double disastrous crisis: a contraction of consumption good demand due to the dip in exports, and a contraction of basic food supply. Here, two minuses do not make a plus, as the combined crisis means a drastic blow to the urban poor, the factory workers who suffer from revenue loss and less affordable food. Worse, they would be in contrast with some of their compatriots who could make trade profits out of food price spreads. Deprived of all means, the destitute urbanites would become politically explosive and rebellious. The crisis will escalate.

Even when the swine flu does not become pandemic, the fear of flu itself may already trigger those dire consequences. The dreadful images of the Mexican situation have already prompted many countries to shut their doors on pork imports, reinstitute strict controls on tourists, and prepare to launch radical quarantine campaigns should the malign virus travels to their territory.

It is important to realize the magnitude of this imminent risk, so that appropriate measures could be implemented in time, not only to prevent the spread of the disease but also to assuage the side effects of such prevention. Countries should coordinate on policies facilitating trade and food production in times of need. This is also another reason to include strong temporary subsidy for agricultural products in stimulus packages.

Farmers in Vietnam have had bitter experiences how a chicken disease resulted in human, social and economic tragedies. Let us hope the pig has a brighter destiny.



Source: FAO Food Price Index Data, http://www.fao.org/worldfoodsituation/FoodPricesIndex/en/




Hạ giá đồng Việt Nam - tiếp tục

Tôi bàn tiếp về vấn đề tỷ giá VND - USD. Trong bình luận của bài trước, anh Lê Hồng Giang và Vũ Hoàng Linh có nêu ý kiến về việc hạ giá bất ngờ hay thay đổi biên độ và phương thức kìm giá. Về việc hạ giá như thế nào, tôi đồng ý là hạ giá bất ngờ dễ dẫn đến việc mất lòng tin vào chính sách của NHNN. Tuy vậy, hạ giá dần dần thì sẽ dẫn đến sức ép đầu cơ, dẫn đến sụt giá ngay lập tức. Ngoài việc đầu cơ USD, còn có việc đầu cơ hàng hóa nhập khẩu (nhập khẩu sớm, đợi giá cao mới bán) và xuất khẩu (chào bán sớm lấy USD trước, nợ tiền nhà sản xuất cho đến khi VND hạ xuống). Nếu muốn hạ giá dần dần, thì phải đi kèm với việc kiểm soát ngoại tệ rất gắt gao, bắt buộc công ty xuất nhập khẩu không được giữ ngoại tệ, bắt buộc ngân hàng hạn chế đổi ngoại tệ nhiều nhất có thể. Trong tình cảnh ấy, rất dễ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu. Không biết ở Việt Nam có thị trường sản phẩm forward/future hay các sản phẩm tài chính phái sinh khác không, nếu có thì cũng phải thắt rất chặt mới đảm bảo ổn định tài chính khi mà NHNN tuyên bố hạ giá dần dần.

Bây giờ nói đến việc giãn biên độ tỷ giá: ở thời điểm này, thị trường VN đủ chín để hiểu rằng đây thực chất là việc hạ giá. Giãn biên độ bao nhiêu phần, thì sẽ được cả thị trường tài chính hiểu rằng tỷ giá hạ xuống bấy nhiêu. Tôi nghĩ đây sẽ là cách làm mà NHNN chọn, vì chí ít nó giữ thể diện cho các tuyên bố cố định tỷ giá trước đây, và kết quả thì sẽ không có gì khác với việc tuyên bố hạ giá thẳng thừng. Còn vấn đề cho phép central rate chuyển dịch được thì ảnh hưởng sẽ khác hẳn. Tôi nghĩ thị trường đủ chín để hiểu rằng đây là việc thả nổi từ từ VND, và sẽ dẫn đến kết quả y hệt như những gì tôi phân tích ở trên về việc tuyên bố hạ giá dần dần.

Thêm một điểm về rủi ro lạm phát và vấn đề NHNN lưỡng lự không muốn hạ/phá giá. NHNN phải suy tính giữa hai rủi ro, một là không hạ giá, và tình hình tiếp tục tồi tệ, dẫn đến GDP suy giảm, so với hai là hạ giá, nhưng tình hình sản xuất lại trở nên tốt hơn, dẫn đến sức ép lạm phát. Tôi dự tính khả năng lạm phát do hạ giá VND hiện giờ là thấp, nhất là trong bối cảnh nhập khẩu đang tiếp tục giảm thì passthrough từ tỷ giá đến mức giá nội địa sẽ tương đối thấp. Tuy vậy, còn có một vấn đề khác có thể đang được NHNN quan tâm: đó là khả năng hạ giá của chính USD. Nếu USD giảm giá trong thời gian tới, thì NHNN sẽ đạt được mục đích của mình mà không tốn một mũi tên hòn đạn nào cả: VND được gắn vào USD nên cũng sẽ hạ giá cùng, nhất là so với các đồng tiền của các đối tác xuất/nhập khẩu như Nhật hay EU. Khả năng USD hạ giá hoàn toàn có thể xảy ra trong nhiều kịch bản khác nhau (VD: Trung Quốc giảm dự trữ, hay là NH TƯ châu Âu bắt đầu tính chuyện tăng lãi suất vì tình hình khả quan lên - Trichet nổi tiếng conservative). Do đó, NHNN còn có lý do để đợi tình hình thế giới.

Càng viết càng thấy tản mạn, thôi để lúc khác xem lại xem có sai sót gì không vậy.

Update: Quên mất, còn câu hỏi hạ giá bao nhiêu thì đủ, để viết sau vậy.

Tuesday, May 19, 2009

Kích cầu ở Việt Nam - hạ giá VND

Thời gian này tôi đang ở Hà Nội, gặp được nhiều quan điểm và hiện tượng hay, mà lại không có thời gian để chép xuống trên blog. (Cộng thêm việc đang nợ bài rất nhiều.) Hôm nay bèn tranh thủ chép lại một cách rất tản mạn, bằng một thứ tiếng Việt tương đối tệ :) :

- Về chính sách kích cầu ở Việt Nam: Trong các bài viết trên Vietnam Financial Review, tôi luôn phát biểu rằng Việt Nam còn chỗ cho chính sách tiền tệ, tức là giảm lãi suất chủ đạo của NHNN. Theo một ý kiến, thì lãi suất ở Việt Nam có lẽ đã chạm sàn rồi. Lý do là cân bằng về lãi suất (interest rate parity) với lãi suất USD, và rủi ro nội tại của việc giữ đồng VND. Để giữ cho VND là một phương tiện lưu trữ, thì lãi suất VND cũng phải bù (có premium) cho rủi ro về lạm phát và rủi ro về khả năng phá giá đồng tiền. Ở thời điểm hiện nay, có lẽ là thị trường đánh giá cả hai rủi ro này tương đối cao. Nhất là trên thị trường tiền gửi tiết kiệm thì các cá nhân hầu hết có thu nhập trung bình và thấp hơn, nên càng muốn tránh rủi ro (so với thị trường vay), vì thế premium có thể cao. Tổng premium có cao đến mức gần 8% không thì tôi không chắc.

Nếu quan điểm này đúng, thì một cách cởi trói cho Ngân hàng Nhà nước chính là chủ động hạ giá VND. Hiện giờ chủ đề này rất nhậy cảm, và tôi nghĩ là đang nằm trên cân của giới làm chính sách cấp cao. Hạ giá VND (chỉ một lần, bất ngờ) có thể kích thích xuất khẩu, có lẽ là cách kích thích mạnh và ít tốn kém bậc nhất, đồng thời cũng giảm sức ép lên dự trữ Quốc gia (hiện giờ black market premium, tức là chênh lệch tỷ giá thị trường tự do với tỷ giá chính thức, tương đối cao). Tuy vậy, trong thời gian trước mắt (có thể là một hai tháng) nó cũng có thể có ảnh hưởng xấu đến nhập khẩu, từ đó có ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh trong nước, trước khi xuất khẩu kịp tăng và bù lại phần hụt này. Hơn nữa, nếu hạ giá không nhiều như thị trường chờ đợi (nhiều khả năng xảy ra với tình hình chính sách hiện nay), thì dễ tạo nên ấn tượng và kỳ vọng tiếp tục hạ giá trong tương lai, dẫn đến sức ép mạnh hơn lên VND, và còn tạo sự bất cân đối hơn nữa (tuy là nó sẽ góp phần tăng hoạt động trong nước trong ngắn hạn).

Như đoạn phía trên đã phân tích, nếu hạ giá (một lần, bất ngờ) góp phần giảm rủi ro phá giá, thì nó còn có tác dụng mở đường cho việc hạ lãi suất, phần nào chính thức hóa chính sách bù lãi suất giúp doanh nghiệp tránh nợ xấu (một cách bail-out) như hiện nay. Tóm gộp lại, ảnh hưởng của việc hạ giá tương đối hỗn tạp, và cần có đầy đủ thông tin và số liệu mới có thể đánh giá cẩn thận hơn được.

Tạm thời thế đã.

Tuesday, May 5, 2009

Môi trường và kinh tế học

Gần đây, Ed Glaeser có nghiên cứu (cùng với Matthew Kahn) về khí thải CO2 trên góc độ kinh tế đô thị (urban economics), và có bình luận trên blog Economix của NY Times. Phân tích về chính sách có thể tóm gọn lại là những nơi như Texas có lượng khí thải CO2 nhiều hơn California rất nhiều, chủ yếu vì ảnh hưởng thời tiết. Tuy vậy, do hoạt động bảo vệ môi trường ở California mạnh hơn nhiều, nên California có quy định quá chặt chẽ về xây dựng, dẫn đến giá đất/nhà cao, và người dân chuyển sang ở Texas.

Đây là một ví dụ điển hình của ảnh hưởng ngoại vi của chính sách, vốn dĩ có thể tốt ở một địa phương, nhưng có ảnh hưởng chung xấu đến toàn bộ. Tương tự, có thể kể đến chính sách bảo hộ thời khủng hoảng có thể tốt cho gói kích cầu của một nước nhưng làm cho khủng hoảng toàn cầu ngày càng tệ hại, hay chính sách cạnh tranh đầu tư (cả công, tư và nước ngoài) giữa các tỉnh ở Việt Nam có thể dẫn đến việc thừa thãi dự án lớn (xây cảng nước sâu, nhà máy xi măng, đường vv.).

Quay lại bài viết của Glaeser trên Economix, hầu hết các phản hồi, mà tôi đoán là của những người yêu môi trường hơn kinh tế học nhiều, đều phản đối gay gắt cách nhìn của Glaeser chỉ chú trọng vào CO2 mà không coi trọng đến các yếu tố khác. Một số comment khác nêu ra nguyên tắc "hành động ở địa phương" (act locally) như là một tiêu chí của hoạt động môi trường.

Tôi nghĩ các phản hồi này đều coi nhẹ câu chuyện cần đánh giá chính sách một cách tổng thể. Glaeser đúng là tập trung nhiều vào CO2, nhưng đây là vấn đề ảnh hưởng toàn cầu, và các nước nghèo thì sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn rất nhiều so với các nước giầu. Những nhà hoạt động xã hội Mỹ có thể rất hảo tâm từ thiện với người nghèo ở các nước nghèo, song cùng lúc đó lại ủng hộ những chính sách chết người với họ (như bảo hộ thương mại). Đúng là người California có quyền đòi hỏi cao cho cá nhân họ, song với những nhà hoạt động môi trường dưới danh nghĩa "cứu Trái đất" thì ít nhất cũng nên có cách nhìn rộng hơn về "Trái đất". Glaeser đúng khi không trách yêu sách của người dân California, mà trách cách nhìn thiển cận của các nhóm hoạt động vì môi trường. Nhất là những hoạt động nhằm đúng vào việc giảm CO2 ở California: tác động đối với môi trường hoàn toàn trái ngược với những tiêu chí họ đặt ra. Về vấn đề CO2, không thể có giải pháp "hành động ở địa phương" được. Dứt khoát là không.

Cũng cần chú ý là Việt Nam là một trong những nước sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất của sự tăng mực nước biển. Theo một nghiên cứu của Dasgupta và cộng sự ở Ngân hàng Thế giới, nước biển tăng 1m thôi sẽ làm ngập đến 11% dân số của Việt Nam tính theo thời điểm hiện tại, là tỷ lệ cao nhất thế giới; còn nước biển tăng 5m thì ảnh hưởng lên đến 35% dân số. Người Việt do đó có đủ lý do để quan tâm đặc biệt đến vấn đề hiệu ứng nhà kính và khí thải CO2 toàn cầu. Hình minh họa dưới đây (lấy từ nghiên cứu của Dasgupta và cộng sự) cho thấy bản đồ Việt Nam bị ảnh hưởng thế nào theo các kịch bản mực nước biển tăng cao từ 1m đến 5m.

Có lẽ là cần viết thêm về ảnh hưởng của tăng mực nước biển đến Việt Nam, chắc là vào một lần khác (tôi hứa hẹn kiểu này trên blog nhiều quá rồi :) ).