Tuesday, September 14, 2010

Suy nghĩ về giáo dục ở Việt Nam: điểm một vài vấn đề

Đợt trước có một số bạn đặt câu hỏi liệu giáo dục ở Việt Nam có vấn đề gì đáng kể để phải tính đến chuyện đầu tư vào sửa đổi hay không. Quan điểm của tôi là có khá nhiều. Trong thời gian bắt đầu viết bài trước, tôi tiếp xúc với rất nhiều bố mẹ trẻ có con học ở các cấp 1, 2 ở Việt Nam, và được nghe rất nhiều chuyện tệ hại đến giật mình; vì thế, tôi mặc định người đọc đều chung nhận định là có vấn đề về giáo dục. Hôm nay nhân thấy chùm bài liên quan trên VNExpress (xem link), nên tôi viết thêm một chút để giải thích sự mặc định của mình. Ngoài những chuyện được nhắc đến trên VNExpress, cũng phải nhắc đến nhiều chuyện khác mà tôi được biết từ những trường công được đánh giá tốt nhất ở khu vực Hà Nội: như là giáo viên đánh học sinh, giáo viên sai học sinh khoẻ đánh học sinh yếu, học sinh lớn đánh học sinh bé, hăm doạ học sinh, cộng với việc bắt buộc học thêm, giấu nội dung học chính vào lớp học thêm, chấm điểm lệch lạc tuỳ ý, vv. Một trong những hệ quả, như trong bài trên VNExpress đã nói, là học sinh coi đi học như cực hình. Có nhiều điểm có thể tranh luận về nội dung giáo dục, nhưng đây là một điểm xấu không thể bàn cãi. Và dự tính của tôi khi viết bài mở đầu của chùm bài này là diễn tả nguyên nhân của những điểm xấu từ sự lộn xộn về động cơ làm việc của tất cả những nhóm người liên quan (không chỉ có thầy cô giáo và học sinh).

Tôi sẽ tiếp tục viết thêm và hồi đáp lại một vài câu hỏi khi có thời gian.

4 comments:

  1. Năm lớp 4 cô giáo chủ nhiệm gọi những bạn học yếu trong lớp cháu là "Ông", "bà". Năm cháu học lớp 5 cháu bị cô giáo tát mạnh 3 cái trước cả lớp vì cháu ko hiểu bài, buổi trưa cô bắt cháu lau dọn hành lang lớp học trong khi các bạn được ngủ. Cháu và các bạn khác fải ngồi cuối lớp vì chúng cháu kô đi thi học sinh giỏi, kô được mua sách vì kô đi thi học sinh giỏi....

    ReplyDelete
  2. Thật lòng mà nói, tao thấy giáo dục VN đang được bọn nhà báo lợi dụng triệt để để kiếm tiền. Bây giờ, bên cạnh cướp của, giết người, hiếp dâm (nhớ mang máng là có thuật ngữ tả mấy cái này, quên mất) ... thì "giáo viên đánh học sinh" cũng là 1 đề tài rất ăn khách.

    "như là giáo viên đánh học sinh, giáo viên sai học sinh khoẻ đánh học sinh yếu, học sinh lớn đánh học sinh bé, hăm doạ học sinh, cộng với việc bắt buộc học thêm, giấu nội dung học chính vào lớp học thêm, chấm điểm lệch lạc tuỳ ý,"
    Trong mấy ý trên thì cái sai học sinh khỏe đánh học sinh yếu (chắc là giáo viên sai) tao chưa được chứng kiến, chứ còn những cái còn lại thì thời nào chả có. Hồi cấp 2, cấp 3 chả đầy ra.

    Trong 1 hệ thống thì bottleneck quyết định performance của hệ thống đấy. Là chỗ nào thì tao ko biết nhưng tao ko nghĩ giáo dục đã, đang hoặc sẽ là bottleneck của VN. Có khi nâng cao chất lượng các bộ phận tiếp dân của các cơ quan công quyền có khi lại lợi hơn.

    ReplyDelete
  3. Link mình lên Blogroll nhé
    Thanks
    :D

    ReplyDelete
  4. Cũng có thể hiểu là báo chí đề cập nhiều đến giáo dục, vì quá nhiều người dân kêu ca rồi. Nói là "thời nào cũng có" thì cũng không biện minh được chuyện bây giờ cần phải chỉnh sửa. Về vấn đề thầy cô giáo đánh học sinh, nhận thức của xã hội đã thay đổi rất nhiều, và phần nhiều phụ huynh học sinh coi chuyện này là xấu (mặc dù có thể chình bố mẹ học sinh cũng đánh con vì không kiềm chế được). Tuy vậy, phụ huynh muốn cũng không dám ho he gì với thầy cô giáo, ngoại trừ chuyện chăm sóc đặc biệt thầy cô.

    Hình ảnh "bottleneck" thích hợp trong trường hợp phần lớn mọi việc thông, ngoại trừ một việc ùn tắc nhất. Có nhiều trường hợp khác, có nhiều điểm thắt nút khác nhau, trong lĩnh vực nào cũng có điểm thắt nút. Khi đấy kể không hết bottleneck, thành ra lĩnh vực nào cũng phải giải quyết cả.

    ReplyDelete