Saturday, May 23, 2009

Ngữ pháp: quy chuẩn và tự do

Bài này viết về một quan điểm về ngữ pháp mà tôi đồng tình. Nói tóm gọn, quan điểm của tôi là bản thân ngôn ngữ và các quy tắc của ngôn ngữ (bao gồm ngữ pháp, nội dung ý nghĩa từ ngữ vv.) có mục đích cơ bản, quan trọng nhất là truyền tải thông tin để tạo kênh thông hiểu giữa các cá nhân: communicate to coordinate & cooperate. Tôi không tin vào giá trị mỹ học nội tại hay thuần túy trong ngôn ngữ. Một nhóm người có thể thấy ngôn ngữ của một đoạn văn, đoạn thơ đặc biệt hay hay đẹp, song theo tôi đó là cảm giác cá nhân, xây dựng trên nền tảng giáo dục và kinh nghiệm hiểu biết của cá nhân; theo quan điểm bảo hộ tự do thì người ta không thể và không có quyền dựa vào quan điểm mỹ học đó để đưa ra quy chuẩn ép tất cả tuân theo được. Tất cả ở đây bao gồm cả các thế hệ kế tiếp, chứ không đơn thuần là các nhóm khác nhau trong cùng một thời điểm.

Vì thế, tôi coi việc các Viện hàn lâm tự cho mình quyền, thậm chí cả những xã hội dân chủ, có bề dầy văn hóa, tự cho mình quyền quy định quy tắc ngôn ngữ là ảnh hưởng tự do của các thế hệ sau. Các Viện hàn lâm ngôn ngữ ở một số nước dân chủ, văn hóa (Pháp, Đức, vv.) có được sự ủy quyền của cả xã hội dân sự (thông qua các thể chế dân chủ) để đặt ra quy định chặt chẽ về ngữ pháp và ngôn ngữ, trong chừng mực nào đó luôn luôn tạo ra hàng rào đối với các thế hệ tương lai, chí ít là cho đến khi bản thân các thế hệ hậu duệ thu lại quyền định đoạt ngôn ngữ của mình khi họ có đủ đại diện trong những Viện hàn lâm ấy.

Ở Việt Nam, có rất nhiều quan điểm chỉ trích sự lạm dụng cấu trúc ngữ pháp ngoại lai trong tiếng Việt, ví dụ như "thể bị động không nên được dùng trong câu văn tiếng Việt", "blog này bị viết bởi một người làm hỏng tiếng Việt", và cả ngôn ngữ teen mà tôi không rõ trích dẫn thế nào. Tôi không đồng tình với những quan điểm này, và hiểu nó dựa trên khung các giao dịch phản cảm mà tôi đã có lần nhắc đến. Cụ thể là những người trung thành với các cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ thường thấy trong tiếng Việt cảm thấy "phản cảm", nếu không muốn nói là "ghê tởm" khi có những cấu trúc ngoại lai xuất hiện, cho dù là về mặt ngữ nghĩa và logic thì không có gì không rõ ràng hay khúc mắc cả.

Một số đặc điểm của những cấu trúc mới có thể gây khó khăn trong việc truyền tải thông tin, ví dụ như việc viết cho khó đọc, không viết hoa đầu câu, vv. Song những yếu tố này cũng thuộc vào cả một khung cảnh ngôn ngữ tiến hóa động: cái gì cần và nhiều người thích thì sẽ còn tồn tại, cái gì không có ích lợi, không "được thích" thì chỉ còn là hiện tượng thoảng qua. Yếu tố phảm cảm góp phần "bảo thủ", giữ lại nguyên trạng của những quy chuẩn một thời, và làm chậm lại quá trình tiến hóa.

Cũng không rõ việc làm chậm lại này ảnh hưởng tốt hay xấu đến xã hội. Cái tôi muốn khẳng định ở đây là nó phát sinh từ mâu thuẫn giữa các thế hệ trong xã hội, từ sự va chạm giữa sự tự do của các thế hệ này.

Update: Bài này bên blog của chị Hoàng Yến trình bày một cách nhìn khá thú vị về ngữ pháp. Về cơ bản không có mâu thuẫn gì với cách nhìn của tôi cả.

6 comments:

  1. Way, cái này cũng giống như luật pháp ấy mà, baby. Các nhà ngôn ngữ là những người làm luật. Lẽ ra, họ phải tạo ra các mức án khác nhau cho những đối tượng khác nhau, trẻ vị thành niên thì phải khác với những người trưởng thành. Nhưng họ lại đánh đồng tất cả.

    Dẫn đến tình trạng, các thế hệ không hiểu nhau, "trẻ con thời nào cũng hư, thời tiết thời nào cũng xấu".

    Hiển nhiên luật pháp thì vẫn cần, nhưng thế hệ trẻ mới luôn là những người quyết định tương lai của ngôn ngữ. Luật pháp cũng phải biến đổi thường xuyên để phù hợp với sự phát triển của xã hội.

    Nhưng có lẽ đến giữa hoặc cuối thế kỷ này người ta sẽ bỏ hết ngôn ngữ mà chỉ dùng thần giao cách cảm thôi. Không cần phải lo lắng nhiều lắm.

    E.

    ReplyDelete
  2. I like this entry.
    This entry, I like.
    I, this entry, like.
    Like this entry? I.
    Entry, this, I like.
    This entry, me liketh.

    Them all good lah. None'd them bad lah :)

    ReplyDelete
  3. To QA: Đồng ý với bạn. Có điều phe 'bảo thủ' thì cứ phải bảo thủ, phe 'tự do' thì cứ việc tự do, còn việc sử dụng ngôn ngữ thì hoàn toàn là vì mục đích quan trọng nhất là trao đổi thông tin và tạo kênh thông hiểu, và "cũng thuộc vào cả một khung cảnh ngôn ngữ tiến hóa động: cái gì cần và nhiều người thích thì sẽ còn tồn tại, cái gì không có ích lợi, không "được thích" thì chỉ còn là hiện tượng thoảng qua".

    Anyways, chừng nào sử dụng ngôn ngữ còn vì mục đích cá nhân, để các cá nhân communicate thì mọi thứ còn rất đa dạng, rite :).

    ReplyDelete
  4. Chị E Vìu, khác biệt lớn giữa ngôn ngữ và luật pháp mà tôi muốn đề cập đến là luật pháp được đặt ra bởi tính chuẩn tắc của nó, tức là nó có cơ sở triết học để quy định cái gì là đúng, cái gì là sai, do đó cái gì được làm, cái gì không được làm (hầu hết các quy định pháp luật là như vậy - không nói đến các quy chế kinh tế ở đây). Trong khi đó, cơ sở của ngữ pháp "đúng, sai" giống như cơ sở mỹ học hơn là cơ sở chuẩn tắc, tức là người ta nên có quyền thích hình dáng, quy luật, mầu sắc thế này, thích thế khác. Vì thế, sự quy chuẩn trong ngôn ngữ không được mang tính chuẩn tắc như trong pháp luật.

    ReplyDelete
  5. Triết không phải là môn khoa học chính xác. Trừ một số ít các luật có cơ sở triết học vững chãi, đa số cơ sở triết học của các điều luật cũng dựa trên đánh giá chung cảm tính của cộng đồng, và bởi vậy cũng thay đổi theo thời gian.

    Giả dụ ngày xưa, nhiều người cho rằng ngoại tình là có tội, nên khép vào hình luật. Nhưng ngày nay, đa số các nước phát triển không lập án về tội này.

    Chị nghĩ tính bền vững của 1 ngôn từ, mẫu câu nào đó cũng phụ thuộc vào quyết định của đa số trong cộng đồng. Có những từ/mẫu câu bị người ta cố gắng thay đổi nhưng thất bại. Trong khi, có những từ/mẫu câu thì lại thay đổi được và phổ biến khá nhanh.

    Ừa, nhưng chị công nhận so sánh quy chuẩn ngôn ngữ với luật pháp cũng không hẳn chính xác.

    He he, nhưng có lẽ trong một tương lai gần, với ứng dụng rộng rãi của IT, đặc biệt là Artifical Interligence thì từ vựng và cấu trúc của ngôn ngữ sẽ bền vững hơn. Chẳng hạn, người ta bảo:"này các người, các người cần phải nói như thế này, nếu không thì con Robot của làm sao hiểu được. Các người muốn Robot rửa bát, lau nhà, chơi cờ với các người, hay các người sẽ tự làm lấy việc những việc ấy?".

    Chị nghĩ là sẽ đến giai đoạn chuyển tiếp, con người giao tiếp chủ yếu với Robot nhiều hơn là giữa người-với-người. Mà trí tuệ của Robot rất chi là...Robot, không đủ flexible. Khi ấy, cấu trúc ngôn ngữ sẽ tương đối cố định, hoặc được tiến hóa theo cách mà các programmer quy định.

    Và cuối cùng là thời kỳ transfer thẳng tín hiệu ngôn ngữ qua thiết bị thần giao cách cảm. Thực ra bây giờ đã bắt đầu có các thiết bị điều khiển bằng ý nghĩ rồi. Ngôn ngữ tự nhiên chắc chắn sẽ chết, bởi quá phức tạp, không thuận tiện và lại còn quá đa dạng nữa.

    NKD

    ReplyDelete
  6. Hôm qua viết xong post trên này chị mới chợt nghĩ là ông Maslow thiết kế ra cái Maslow Hierarchy bị thiếu. Nhu cầu Giao tiếp cũng phải là 1 trong các Nhu cầu bản năng của con người, (cùng với Ăn, Uống, Ngủ, Bài tiết, Hít thở, Chống đau đớn, Tình Dục).

    Thậm chí Nhu Cầu Giao Tiếp có tầm quan trọng cao hơn Nhu Cầu Tình Dục 1 chút. Cứ thử nhốt 1 người vào 1 phòng cấm tình dục khoảng 6 tháng với cấm giao tiếp (nghĩa là không hề nhận được bất kỳ phản hồi nào từ động vật bên ngoài) khoảng 2 tháng xem, cái nào dễ bị điên hơn? Chị nhớ là người ta cũng chỉ dám thí nghiệm cho các nhà du hành vũ trụ ngừng communication khoảng 1 tháng thôi.

    NKD

    ReplyDelete