Blog của Brad DeLong đang viết nhiều về cuộc bầu cử ở Iran, như
ở đây,
ở đây. Có thể đang có chuyển biến sâu sắc diễn ra ở Tehran.
Gordon Robison liệt kê ba kịch bản có thể đang xảy ra, và kết luận là hiện giờ chưa thể nói lên điều gì:
- Kịch bản thứ nhất: phe bảo thủ cảm thấy bị đe dọa, và dựng lên kết quả bầu cử giả mạo. Việc này khá đơn giản, và cũng có nhiều dẫn chứng ủng hộ.
- Kịch bản thứ hai: Ahmedinejad và lực lượng an ninh đảo chính, lật đổ giới lãnh đạo tôn giáo tối cao, chỉ giữ lại vai trò của Đại giáo sĩ cao cấp nhất. Càng ngày càng có nhiều dẫn chứng ủng hộ kịch bản này, như là lực lượng an ninh được cho là vây nhà một loạt Đại giáo sĩ cấp tiến. Đây có thể coi là một cuộc cách mạng bảo thủ trong lòng một cuộc cách mạng bảo thủ khác, kết quả là một nhà nước bảo thủ cơ hội, chứ không phải một nhà nước bảo thủ theo giáo điều nữa.
- Kịch bản thứ ba: Ahmedinejad thắng thật sự (dù cho số liệu chính thức vẫn có thể được thổi phồng để tạo hiệu ứng tuyên truyền), vì sự ủng hộ của ông này có lẽ tập trung ở miền quê, nhờ vào các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng ở nông thôn.
Brad DeLong phản đối kịch bản thứ ba, vì DeLong nghĩ rằng số liệu chính thức chắc chắn là giả: Ahmedinejad vẫn được đến hơn 50% ở chính Tehran. Nhận định này của DeLong cũng hơi vội vã. Từ những dẫn chứng trong Kịch bản thứ ba, cộng với những gì đã được quan sát trong trường hợp Thaksin ở Thái Lan, có thể thấy hai nhận xét:
- Ở các nước đang phát triển, nếu dựa vào một hệ thống bầu cử dân chủ thì đừng bao giờ quên khu vực dân cư nông thôn. Họ chiếm đa số phiếu bầu, có nhu cầu đơn giản, và cần cải thiện cuộc sống ngay lập tức.
- Tuy vậy, ở các nước này càng ngày sự đối lập và giằng co giữa khu vực nông thôn và thành thị càng trở nên căng thẳng. Thị dân yêu cầu nhiều hơn về quyền lợi chính trị, nông dân về quyền lợi vật chất. Thị dân phản đối chính sách mị dân, nông dân ủng hộ. Thị dân có thể ra đường tạo bạo động, làm nên cách mạng, và cũng có thể bị đàn áp; nông dân thì không.
Mặt khác, thành thị và nông thôn lại phải dựa vào thương mại lẫn nhau mới có thể sống và phát triển được. Vì thế, việc phát triển kinh tế, xã hội, và chính trị nhanh, chắc chắn và lâu dài đối với một quốc gia có nhiều nông dân vì thế là một bài toán rất khó. Hong Kong và Singapore rất có lợi thế nhờ vào việc hai nước này được tách biệt về chính trị khỏi những vùng nông thôn "vườn sau" của mình, mà lại vẫn được đảm bảo về thương mại ổn định với những nông thôn đó.
"1.
ReplyDelete2.
3. Kịch bản thứ ba: Ahmedinejad thắng thật sự (dù cho số liệu chính thức vẫn có thể được thổi phồng để tạo hiệu ứng tuyên truyền), vì sự ủng hộ của ông này có lẽ tập trung ở miền quê, nhờ vào các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng ở nông thôn."
Tôi nghĩ, chúng ta là người đứng ngoài đất nước Iran, lại được tiếp nhận thông tin từ phương Tây nhiều hơn là từ Iran, nên cách dễ nhất là tin theo phương Tây, cũng có nghĩa là cho rằng phe ông Ahmadinejad đã gian lận.
Truyền thông phương Tây, ngay từ đầu, khi đưa tin về cuộc bầu cử ngày 12.6.2009, đã gọi là "disputed", thậm chí còn gọi là "controversial". Tranh cãi và cáo buộc lẫn nhau là chuyện xảy ra ở hầu hết các cuộc bầu cử, kể cả bầu cử TT Mỹ. Nhưng với định kiến có sẵn của công chúng về một xã hội thiếu minh bạch chính trị như Iran, người ta sẽ dễ dàng thuyết phục được công chúng hơn khi phán: "Có gian lận bầu cử", và sẽ khó khăn hơn khi khẳng định: "Đó là một cuộc bầu cử công bằng". Nhất là, khi mà Ahmadinejad đã bị biến thành một người "gần giống với Bin Laden" trong con mắt của phương Tây. Thông thường, người ta chọn cách dễ nói.
Mặt khác, ở Iran, ông Ahmadinejad có thể có thế lực mạnh, áp đảo, tức ông ta đại diện cho kẻ mạnh. Nhưng trước công luận quốc tế, đặc biệt là sự áp đảo của truyền thông phương Tây cũng như các chuẩn mực phương Tây, ông ta là người ở thế yếu. Một câu nói, một cử chỉ của ông ta có thể dễ dàng bị người ta bóp méo, và ông ta không có cơ hội để tự bào chữa.
Lâu nay chúng ta luôn nghĩ về Ahmadinejad là một kẻ hiếu chiến, với tuyên bố: "Quét sạch Israel khỏi bản đồ thế giới". Nhưng chúng ta có chịu rũ bỏ quán tính, định kiến và thói quen tiếp nhận thông tin dễ dãi để tiếp cận nhân vật này theo cách khác, cách khó hơn.
Một ví dụ tham khảo:
http://www.informationclearinghouse.info/article16218.htm
Nếu bây giờ ở phương Tây, bạn viết lên báo: "Ahmadinejad không muốn xóa sổ Israel đâu, đừng nghĩ oan cho ông ấy", sẽ khó hơn nhiều là bạn phán một câu: "Ahmadinejad đã từng tuyên bố xóa sổ Israel, báo chí đã đề cập rất nhiều rồi đấy".
Tôi không thích Ahmadinejad và những chính sách của ông ấy, nhưng tôi thích sự tồn tại của một thế giới đa cực, một thế giới của nhiều chân lý, chứ không phải chỉ có chân lý của kẻ mạnh.
Cảm ơn anh Mr. Do đã phân tích về tuyên bố của Ahmadinejad, link anh gửi rất bổ ích. Tôi cũng không thích chính sách của Ahmadinejad, cũng không thích thế giới đơn cực.
ReplyDeleteTôi nghĩ là nước Iran và thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu Iran có một Tổng thống ít bảo thủ, ôn hòa và cấp tiến hơn Ahmadinejad.
Trong 3 kịch bản nói trên, tôi chú ý nhất đến kịch bản thứ hai, và sự tiến hóa từ một thể chế bảo thủ dựa vào giáo điều đến một thể chế bảo thủ cơ hội. Sự tiến hóa này đi liền cùng, và nối đuôi sự tăng cường vai trò của bộ máy an ninh, giảm mức độ minh bạch trong nội bộ giới lãnh đạo, và sự xuất sắc về chính trị của một số cá nhân biết cách tận dụng sự sợ hãi của những nhà bảo thủ cũ (vốn sống trên giáo điều) và sự non yếu của những nhà cải cách mới.
Bác Mr. Do nói hay, nhưng tôi không nghĩ là truyền thông phương tây bị bias đến mức ấy. Các tòa báo phương tây đưa thông tin càng nhiều chiều thì càng đắt khách. Không phải phương tây nói cùng một giọng đâu.
ReplyDeleteThực tế bạo loạn ở Iran cũng chỉ ra khả năng lớn là cuộc bầu cử có vấn đề.
Dĩ nhiên tôi cũng không thích đơn cực. Nhưng tình hình hiện nay như thế tốt hơn.
Nkd
Chị nhìn những cảnh biểu tình đổ máu chết người mà cảm thấy khó chịu lắm.
ReplyDeletehttp://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/06/090616_iran_elexrecount.shtml
Rồi thì nào là hàng trăm người chết vì bom chỉ vì đi ủng hộ bà Bhutto. Trên thế giới này chẳng có ai đáng phải chết vì quyền lực của người khác cả. Tất cả lỗi là do ngày xưa mấy cụ Locke, Montesquieu nghĩ ra 1 mô hình không triệt để. Vẫn tập trung quá nhiều quyền lực vào tay một số ít người.
Để đến bây giờ nhiều người nhìn thấy cái dở hơi của dân chủ nhưng cũng chẳng có mô hình nào khác sẵn sàng để mà thay thế.
Bây giờ người ta mới chỉ cố gắng rút ngắn khoảng cách về tiền bạc thôi. Quyền lực với danh vọng vẫn còn là khoảng cách lớn lắm, lớn một cách phi lý.
Nkd
Cái "sự tiến hóa từ một thể chế bảo thủ dựa vào giáo điều đến một thể chế bảo thủ cơ hội" có tương tự với những gì xảy ra ở Việt Nam trong khoảng 10 năm qua không?
ReplyDelete