Nhân tiện nói về lạm phát, tôi mới xem biểu đồ này từ BBC. Giá mà biểu đồ có sự so sánh với một mức giá cố định, thay vì để các con số nominal như thế này. Và giá mà biểu đồ tính mức độ lạm phát từng năm để có thể so sánh. Tính tổng hợp lại, tôi nghĩ là lạm phát thực trong bóng đá cũng vẫn cao hơn nhiều mức lạm phát của nước Anh (hay các nền kinh tế chính ở châu Âu). Lý giải có lẽ là việc ngành kinh doanh bóng đá có doanh thu tăng nhanh hơn nhiều tốc độ tăng GDP. Hơn nữa, tốc độ tập trung doanh thu cũng tăng nhanh, do đó nếu chỉ nhìn vào những CLB hàng đầu thì tốc độ tăng doanh thu càng cao nữa (cho dù họ cũng phải chịu một số loại "thuế" mang tính cào bằng, ví dụ như việc chia tiền quảng cáo/truyền hình cho các sự kiện lớn). Tốc độ tăng doanh thu một phần phụ thuộc vào sự bành trướng của ngành này ra ngoài châu Âu (mà bóng đá Anh thành công nhất).
Tuy vậy, bóng đá có một điểm khác các lĩnh vực có hiện tượng "superstar" khác (CEO ở Wall St., siêu sao điện ảnh, golf, Formula 1, tennis, hay thậm chí là bóng rổ Mỹ, vv.), đấy là tính đồng đội: Tính đồng đội làm giảm bớt tầm quan trọng của superstar đối với kết quả đi rất nhiều. Nếu bóng đá chỉ là một môn thể thao mà mỗi đội có 5 người chơi, tôi nghĩ là tốc độ tăng giá và thu nhập của các ngôi sao sẽ còn cao hơn nhiều so với biểu đồ này.
À, cũng phải nói thêm là bóng đá vẫn còn hệ thống độc quyền tổ chức rất mạnh, giống như môn bóng đá Mỹ, vì thế, người lao động (hay là ngôi sao) sẽ được hưởng ít hơn từ việc tăng doanh thu chung. Một minh chứng là khi có luật Bosman, hệ thống độc quyền trong chuyển nhượng bị phá bỏ, nên giá chuyển nhượng (và cả lương bổng) tăng lên khá nhanh.
Wednesday, June 10, 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nhanh tay lựa ngay kèo khủng.
ReplyDeleteCùng nhà cái ca cuoc bong da uy tín hàng đầu Việt Nam Hòa mình vào bóng đá nào các bạn!
Nguồn tham khảo
Keyword : Ca cuoc bong da
Keyword : Cá cược bóng đá