Emmanuel Saez, nhà kinh tế người Pháp ở Đại học UC Berkeley, mới được nhận John Bates Clark medal năm nay. Huy chương J. B. Clark được trao 2 năm 1 lần cho 1 nhà kinh tế ở Mỹ (không cần phải là người Mỹ) dưới 40 tuổi có thành tích nghiên cứu nổi bật. Lịch sử cho thấy rất nhiều người được huy chương Clark sau này sẽ được giải Nobel cho kinh tế.
Tôi hơi ngạc nhiên với người được giải, một phần vì tôi ít quan tâm đến các vấn đề cách đánh thuế tối ưu (optimal taxation), một chủ đề quan trọng mà Saez có cống hiến đáng kể. Tôi biết đến Saez nhiều hơn qua nhánh nghiên cứu về xác định phân bốthu nhập dựa vào thông tin thuế, mà điển hình là nghiên cứu với Thomas Piketty về phân bố thu nhập ở Mỹ trong suốt thế kỷ 20. Nghiên cứu này đăng trên QJE (trong hướng này, Saez có một vài bài khác trên QJE, AER vv.), nhưng tôi không quá ấn tượng về phương pháp. Có lẽ sẽ phải đọc lại một lúc khác.
Saturday, April 25, 2009
Wednesday, April 22, 2009
Quyền sở hữu và tiềm năng phát triển
Bài viết này của Tim Besley và Maitreesh Ghatak (hai giáo sư có tiếng ở London School of Economics) trên VoxEU nói đến tầm quan trọng của quyền sở hữu trong vấn đề phát triển, và chỉ ra bốn kênh ảnh hưởng chính, tôi trích lại nguyên bản dưới đây:
- The first is expropriation risk – insecure property rights imply that individuals may fail to realise the fruits of their investment and efforts.
- Second, insecure property rights lead to costs that individuals have to incur to defend their property, which, from the economic point of view, is unproductive.
- The third is failure to facilitate gains from trade – a productive economy requires that assets be used by those who can do so most productively, and improvements in property rights facilitate this. In other words, they enable an asset's mobility as a factor of production (e.g., via a rental market).
- The fourth is the use of property in supporting other transactions. Modern market economies rely on collateral to support a variety of financial market transactions, and improving property rights may increase productivity by enhancing such possibilities.
Labels:
đất,
kinh tế,
phát triển,
quyền sở hữu
Tuesday, April 14, 2009
Thái Lan, đỏ và vàng
The Economist theo dõi và viết bài tương đối tốt về tình hình Thái Lan, ví dụ như bài trong số mới đây. Như một lần đã từng bình luận, tôi nghĩ vấn đề cơ bản hiện giờ là Vua Bhumibol và thiên hướng chính trị của vị vua vốn đứng trên pháp luật này. Giải pháp ổn định nhất hiện giờ là chính phủ bảo hoàng thực hiện chính sách dân túy của Thaksin, và bảo đảm một nền dân chủ đại diện. Nếu không, có lẽ kết quả là bạo loạn liên miên, hoặc là cách mạng toàn diện.
Monday, April 13, 2009
Cướp biển: dân chủ hay độc tài
Peter Leeson có bài viết trên National Public Radio (trích lại trên blog của Mankiw) ca ngợi hệ thống xã hội cướp biển vùng Caribbean rất tiến bộ, và gần giống như một xã hội dân chủ vi hiến (constitutional democracy), trong đó lãnh đạo được bầu theo phổ thông đầu phiếu, không phân biệt sắc tộc về quyền lợi kinh tế cũng như chính trị, có hệ thống bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp, vv. Người đọc ngạc nhiên phần nào khi biết rằng xã hội của cướp biển tiến bộ nhanh hơn hầu hết các xã hội tiên tiến phương Tây thời bấy giờ.
Tuy vậy, cũng nên lưu ý rằng những xã hội "dân chủ" như vậy thường rất dễ tổ chức, nếu như có một tầng lớp chịu "bóc lột". Ví dụ điển hình là dân chủ kiểu Hy Lạp cổ đại, cộng với việc bóc lột nô lệ. Có nhiều ví dụ khác nữa. Không phải là cứ có tầng lớp bị bóc lột, thì giữa những kẻ đi bóc lột sẽ có tổ chức dân chủ. Nhưng nếu không có tầng lớp bị bóc lột, khi mà câu chuyện không chỉ là việc chia sẻ phần thưởng kiếm được dễ dàng, mà là chuyện cả xã hội cùng phải đóng góp cho những mục đích chung, tạo dựng những dịch vụ, sản phẩm, hình ảnh chung, thì lúc đó thể chế dân chủ mới thực sự gặp thách thức.
Vì thế, câu chuyện về cướp biển cũng không đến mức đáng ngạc nhiên như vậy.
Update: Có người bạn khuyên dịch chữ constitutional democracy là "dân chủ hợp hiến". Tuy ngh cũng hợp lý và không lẫn với "vi hiến" là vi phạm hiến pháp, song tôi vẫn thích chữ "vi hiến" theo nghĩa "vì hiến pháp" hơn. Nhưng chắc là trong tương lai sẽ phải dùng chữ "hợp hiến" thôi.
Update: Tôi đồng ý với ý thứ hai của bác Hải Vân, còn ý đầu và ý cuối thì tôi nghĩ hơi khác.
Khi tôi nói đến "dân chủ vi hiến", thì cũng có hàm nghĩa là nền dân chủ này tôn trọng quyền lợi của cá nhân và của thiểu số rồi. Trong bài của Peter Leeson cũng nhắc đến rất nhiều những yếu tố đó, ví dụ như công bằng về thu nhập, đãi ngộ, bảo hiểm, quyền lợi vv. Tôi không rõ là so sánh với các bộ lạc là các bộ lạc nào, được tổ chức như thế nào. "Các bộ lạc" bao trùm rất rất nhiều hình thức tổ chức xã hội khác nhau - cũng là một ví dụ về ý "xã hội nhỏ thì càng đa dạng".
Về ý cuối, có thể đọc thêm ví dụ trong cuốn The Size of Nations của Alesina (thầy tôi) và Spolaore, trong đó có thống kê hệ thống chứ không phải chỉ điểm một vài ví dụ. Bản thân ví dụ của bác Hải Vân cũng không đi ngược lại quan điểm tôi nêu ra. Trong lịch sử cận-hiện đại, nước Pháp mở rộng lãnh thổ mạnh nhất, dễ dàng nhất chính là thời kỳ phi dân chủ nhất. Cần phải phân biệt ở đây việc mở rộng lãnh thổ thực thụ, so với việc mở thuộc địa chỉ để bóc lột tài nguyên (Napoleon III chiếm Nice-Savoy so với 6 tỉnh Nam Kỳ). Đi vào chi tiết từng ví dụ thì cũng có rất, rất nhiều điều phải bàn, song xu hướng chung là như vậy.
Update: Có anh bạn dịch là "dân chủ vị hiến", có lẽ là hợp lý nhất.
Tuy vậy, cũng nên lưu ý rằng những xã hội "dân chủ" như vậy thường rất dễ tổ chức, nếu như có một tầng lớp chịu "bóc lột". Ví dụ điển hình là dân chủ kiểu Hy Lạp cổ đại, cộng với việc bóc lột nô lệ. Có nhiều ví dụ khác nữa. Không phải là cứ có tầng lớp bị bóc lột, thì giữa những kẻ đi bóc lột sẽ có tổ chức dân chủ. Nhưng nếu không có tầng lớp bị bóc lột, khi mà câu chuyện không chỉ là việc chia sẻ phần thưởng kiếm được dễ dàng, mà là chuyện cả xã hội cùng phải đóng góp cho những mục đích chung, tạo dựng những dịch vụ, sản phẩm, hình ảnh chung, thì lúc đó thể chế dân chủ mới thực sự gặp thách thức.
Vì thế, câu chuyện về cướp biển cũng không đến mức đáng ngạc nhiên như vậy.
Update: Có người bạn khuyên dịch chữ constitutional democracy là "dân chủ hợp hiến". Tuy ngh cũng hợp lý và không lẫn với "vi hiến" là vi phạm hiến pháp, song tôi vẫn thích chữ "vi hiến" theo nghĩa "vì hiến pháp" hơn. Nhưng chắc là trong tương lai sẽ phải dùng chữ "hợp hiến" thôi.
Update: Tôi đồng ý với ý thứ hai của bác Hải Vân, còn ý đầu và ý cuối thì tôi nghĩ hơi khác.
Khi tôi nói đến "dân chủ vi hiến", thì cũng có hàm nghĩa là nền dân chủ này tôn trọng quyền lợi của cá nhân và của thiểu số rồi. Trong bài của Peter Leeson cũng nhắc đến rất nhiều những yếu tố đó, ví dụ như công bằng về thu nhập, đãi ngộ, bảo hiểm, quyền lợi vv. Tôi không rõ là so sánh với các bộ lạc là các bộ lạc nào, được tổ chức như thế nào. "Các bộ lạc" bao trùm rất rất nhiều hình thức tổ chức xã hội khác nhau - cũng là một ví dụ về ý "xã hội nhỏ thì càng đa dạng".
Về ý cuối, có thể đọc thêm ví dụ trong cuốn The Size of Nations của Alesina (thầy tôi) và Spolaore, trong đó có thống kê hệ thống chứ không phải chỉ điểm một vài ví dụ. Bản thân ví dụ của bác Hải Vân cũng không đi ngược lại quan điểm tôi nêu ra. Trong lịch sử cận-hiện đại, nước Pháp mở rộng lãnh thổ mạnh nhất, dễ dàng nhất chính là thời kỳ phi dân chủ nhất. Cần phải phân biệt ở đây việc mở rộng lãnh thổ thực thụ, so với việc mở thuộc địa chỉ để bóc lột tài nguyên (Napoleon III chiếm Nice-Savoy so với 6 tỉnh Nam Kỳ). Đi vào chi tiết từng ví dụ thì cũng có rất, rất nhiều điều phải bàn, song xu hướng chung là như vậy.
Update: Có anh bạn dịch là "dân chủ vị hiến", có lẽ là hợp lý nhất.
Saturday, April 11, 2009
Giá trị ngành tài chính
Paul Krugman mới viết bài trên New York Times dựa trên nghiên cứu của Philippon và Reshef, được Dr. Trần trên blog Minh Biện dịch lại, tựa đề "Hãy làm ngân hàng tẻ nhạt". Từ khi bắt đầu khủng hoảng, Krugman cho rằng ngành tài chính phần lớn tạo ra giá trị ảo, và tất cả đã "nổ bong bóng". Tôi không hoàn toàn đồng ý vậy, thậm chí nghĩ là quan điểm này của Krugman có phần hơi trái ngược với đánh giá của ông rằng nền kinh tế đang ở trong trạng thái thiếu cầu, và cần nhất là chính sách kích cầu.
Tôi vẫn tin rằng ngành tài chính có đóng góp rất lớn cho tăng trưởng, đặc biệt là hệ thống tài chính ở các nước nghèo ảnh hưởng sống còn đến khả năng tăng trưởng và bắt kịp các nước giầu. Philippe Aghion (thầy tôi), Peter Howitt và David Mayer-Foulkès nghiên cứu và chỉ ra rằng mức độ phát triển tài chính là chìa khóa giúp các nước nghèo bắt kịp trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến hàng đầu; hay chính xác hơn là nếu không có hệ thống tài chính đủ mạnh, thì nước nghèo mãi mãi không đuổi kịp được các nước giầu (khi mà tăng trưởng là nội sinh). Khái niệm mức độ phát triển tài chính được Ross Levine phát triển cùng nhiều cộng sự, và được xem là có ảnh hưởng rất sâu và rộng đến nhiều vấn đề phát triển, chứ không phải chỉ có tăng trưởng.
Có thể phản biện lại rằng việc đẩy mạnh ngành tài chính chỉ có ích với các nước đang phát triển, trong khi ở các nước phát triển thì nó dễ mang lại rủi ro khủng hoảng. Nhưng ở các nước phát triển, ngành tài chính đóng góp công lớn trong việc huy động vốn ủng hộ những dự án cần đầu tư nhiều, lợi nhuận cao dù có tính rủi ro cao: ví dụ như nghiên cứu và phát triển thuốc, công nghệ thông tin, và các công nghệ tiên phong khác. Đấy chính là động lực tối ưu tạo tăng trưởng bền vững ở các nước giầu, khi mà họ không thể dựa vào lao động cật lực hay tiết kiệm chắt chiu (như các con rồng, con hổ Đông Nam Á), và cũng không thể dựa vào việc bắt chước lại công nghệ đỉnh cao (vì chính họ đã nằm trên đỉnh cao rồi).
Nhìn trên quan điểm tài chính phục vụ tăng trưởng, thì giá trị ngành này mang lại cũng phụ thuộc vào viễn cảnh tăng trưởng. Hiện giờ viễn cảnh tăng trưởng ảm đạm, nên ngành tài chính không tạo ra được gì mấy, do đó sự sụp đổ là điểm nổi bật trong bức tranh toàn ngành. Nếu như đây thực sự là khả năng cân bằng duy nhất trong hiện tại và tương lai, thì chúng ta phải công nhận là ngành tài chính trong thời gian cao trào chỉ tạo ra bong bóng, và hiện nay không có cách giải quyết khủng hoảng nào khác ngoài việc nhặt cỏ dại, cho phá sản hàng loạt để làm sạch cả nền kinh tế. Ít người tin vào điều này, và Krugman đặc biệt khẳng định ngược lại rằng tình trạng hiện thời có thể giải quyết được bằng việc kích cầu cực mạnh để chuyển sang một cân bằng tốt hơn nhiều, trong hiện tại lẫn tương lai gần. (Trong tương lai xa, như Keynes nói, thì chúng ta đều tỏi.) Trong trường hợp này, khi gói kích cầu giải quyết khủng hoảng như vậy, tôi đoán chắc là giá trị ngành tài chính lại được nâng lên đáng kể.
Khi ngành tài chính mang lại nhiều giá trị, thì không ngạc nhiên gì khi nhân công trong ngành được trả lương rất cao. Và nhân công cấp cao thì lương và thù lao càng cao hơn gấp bội. Thời gian gần đây có rất nhiều nghiên cứu giải thích hiện tượng CEO hưởng thu nhập khổng lồ, nổi bật như nghiên cứu của Gabaix và Landier. Gabaix và Landier cho thấy là có thể giải thích mức tăng chóng mặt của lương CEO thời gian gần đây chỉ nhờ vào giá trị tăng của các công ty, chứ không nhất thiết vì CEO giỏi kinh khủng, hay vì họ gian lận và kiếm lời bất chính.
...
Bài này viết từ nhiều hôm trước mà chưa đăng, hôm nay Krugman lại có bài viết chê bai tăng năng suất của ngành tài chính ở Mỹ. Ở thời điểm này, khó biết xác đáng hiện thực như thế nào. Nhưng tôi nghiêng về cách giải thích rằng ngành tài chính có giá trị thực sự, rằng nó sẽ phục hồi và lại nở rộ, và mức thu nhập trong ngành, đặc biệt là cho nhân sự cấp cao, sẽ lại tăng rất mạnh.
Update: Dịch giả trên Minh Biện là Dr. Trần, trong bản đầu tiên tôi nhầm là Dự Trần. Lỗi đã sửa, cảm ơn anh Linh chỉ.
Update: Bác Giang, ý tôi về mâu thuẫn cụ thể là nếu như có cơ hội để chính sách kích cầu thành công, thì có nghĩa là những đánh giá hiện giờ về ngành tài chính (khi chưa/không có kích cầu) là đánh giá thấp hơn (nhiều) so với tiềm năng thực thụ nếu có kích cầu. Như vậy, nếu như kích cầu là đúng, thì không nên chỉ dựa vào con số hiện tại mà nói rằng ngành tài chính không mang lại giá trị gì.
Nhận định của bác về IB vs. traditional banking rất hợp lý. Tôi nghĩ là giá trị của IB đối với toàn nền kinh tế rất cao, và bây giờ có lẽ đang bị đánh giá thấp (so với scenario có cứu trợ kích cầu đầy đủ). Ngoài những yếu tố bác nói đã dẫn đến cuộc khủng hoảng hiện giờ, tôi nghĩ một yếu tố quan trọng (có thể là quan trọng nhất) là sự thừa thãi vốn ở thị trường Mỹ (vì giá đồng USD, vì current account deficit, vì savings glut, về demand for dollars vv.), dẫn đến việc ngành tài chính tìm đủ mọi cách để kiếm thêm tiền từ dòng vốn này.
Hậu khủng hoảng, có xu hướng tăng cường điều tiết bởi Nhà nước, như Krugman cổ xúy, hay như các nước châu Âu nhằm vào. Cũng có thể làm cách khác, là mở rộng thêm thị trường tài chính để bảo hiểm thêm hầu hết các rủi ro vĩ mô ít gặp phải. Dù rằng tôi không rõ ai có thể thực sự đứng ra bảo hiểm những rủi ro kiểu đó. Mấy hôm nay tôi đang đọc qua nền tảng các khái niệm risk và uncertainty trong kinh tế học (vNM và Savage), hôm nào đó chắc sẽ viết thêm về mối liên quan đến ngành tài chính.
Tôi vẫn tin rằng ngành tài chính có đóng góp rất lớn cho tăng trưởng, đặc biệt là hệ thống tài chính ở các nước nghèo ảnh hưởng sống còn đến khả năng tăng trưởng và bắt kịp các nước giầu. Philippe Aghion (thầy tôi), Peter Howitt và David Mayer-Foulkès nghiên cứu và chỉ ra rằng mức độ phát triển tài chính là chìa khóa giúp các nước nghèo bắt kịp trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến hàng đầu; hay chính xác hơn là nếu không có hệ thống tài chính đủ mạnh, thì nước nghèo mãi mãi không đuổi kịp được các nước giầu (khi mà tăng trưởng là nội sinh). Khái niệm mức độ phát triển tài chính được Ross Levine phát triển cùng nhiều cộng sự, và được xem là có ảnh hưởng rất sâu và rộng đến nhiều vấn đề phát triển, chứ không phải chỉ có tăng trưởng.
Có thể phản biện lại rằng việc đẩy mạnh ngành tài chính chỉ có ích với các nước đang phát triển, trong khi ở các nước phát triển thì nó dễ mang lại rủi ro khủng hoảng. Nhưng ở các nước phát triển, ngành tài chính đóng góp công lớn trong việc huy động vốn ủng hộ những dự án cần đầu tư nhiều, lợi nhuận cao dù có tính rủi ro cao: ví dụ như nghiên cứu và phát triển thuốc, công nghệ thông tin, và các công nghệ tiên phong khác. Đấy chính là động lực tối ưu tạo tăng trưởng bền vững ở các nước giầu, khi mà họ không thể dựa vào lao động cật lực hay tiết kiệm chắt chiu (như các con rồng, con hổ Đông Nam Á), và cũng không thể dựa vào việc bắt chước lại công nghệ đỉnh cao (vì chính họ đã nằm trên đỉnh cao rồi).
Nhìn trên quan điểm tài chính phục vụ tăng trưởng, thì giá trị ngành này mang lại cũng phụ thuộc vào viễn cảnh tăng trưởng. Hiện giờ viễn cảnh tăng trưởng ảm đạm, nên ngành tài chính không tạo ra được gì mấy, do đó sự sụp đổ là điểm nổi bật trong bức tranh toàn ngành. Nếu như đây thực sự là khả năng cân bằng duy nhất trong hiện tại và tương lai, thì chúng ta phải công nhận là ngành tài chính trong thời gian cao trào chỉ tạo ra bong bóng, và hiện nay không có cách giải quyết khủng hoảng nào khác ngoài việc nhặt cỏ dại, cho phá sản hàng loạt để làm sạch cả nền kinh tế. Ít người tin vào điều này, và Krugman đặc biệt khẳng định ngược lại rằng tình trạng hiện thời có thể giải quyết được bằng việc kích cầu cực mạnh để chuyển sang một cân bằng tốt hơn nhiều, trong hiện tại lẫn tương lai gần. (Trong tương lai xa, như Keynes nói, thì chúng ta đều tỏi.) Trong trường hợp này, khi gói kích cầu giải quyết khủng hoảng như vậy, tôi đoán chắc là giá trị ngành tài chính lại được nâng lên đáng kể.
Khi ngành tài chính mang lại nhiều giá trị, thì không ngạc nhiên gì khi nhân công trong ngành được trả lương rất cao. Và nhân công cấp cao thì lương và thù lao càng cao hơn gấp bội. Thời gian gần đây có rất nhiều nghiên cứu giải thích hiện tượng CEO hưởng thu nhập khổng lồ, nổi bật như nghiên cứu của Gabaix và Landier. Gabaix và Landier cho thấy là có thể giải thích mức tăng chóng mặt của lương CEO thời gian gần đây chỉ nhờ vào giá trị tăng của các công ty, chứ không nhất thiết vì CEO giỏi kinh khủng, hay vì họ gian lận và kiếm lời bất chính.
...
Bài này viết từ nhiều hôm trước mà chưa đăng, hôm nay Krugman lại có bài viết chê bai tăng năng suất của ngành tài chính ở Mỹ. Ở thời điểm này, khó biết xác đáng hiện thực như thế nào. Nhưng tôi nghiêng về cách giải thích rằng ngành tài chính có giá trị thực sự, rằng nó sẽ phục hồi và lại nở rộ, và mức thu nhập trong ngành, đặc biệt là cho nhân sự cấp cao, sẽ lại tăng rất mạnh.
Update: Dịch giả trên Minh Biện là Dr. Trần, trong bản đầu tiên tôi nhầm là Dự Trần. Lỗi đã sửa, cảm ơn anh Linh chỉ.
Update: Bác Giang, ý tôi về mâu thuẫn cụ thể là nếu như có cơ hội để chính sách kích cầu thành công, thì có nghĩa là những đánh giá hiện giờ về ngành tài chính (khi chưa/không có kích cầu) là đánh giá thấp hơn (nhiều) so với tiềm năng thực thụ nếu có kích cầu. Như vậy, nếu như kích cầu là đúng, thì không nên chỉ dựa vào con số hiện tại mà nói rằng ngành tài chính không mang lại giá trị gì.
Nhận định của bác về IB vs. traditional banking rất hợp lý. Tôi nghĩ là giá trị của IB đối với toàn nền kinh tế rất cao, và bây giờ có lẽ đang bị đánh giá thấp (so với scenario có cứu trợ kích cầu đầy đủ). Ngoài những yếu tố bác nói đã dẫn đến cuộc khủng hoảng hiện giờ, tôi nghĩ một yếu tố quan trọng (có thể là quan trọng nhất) là sự thừa thãi vốn ở thị trường Mỹ (vì giá đồng USD, vì current account deficit, vì savings glut, về demand for dollars vv.), dẫn đến việc ngành tài chính tìm đủ mọi cách để kiếm thêm tiền từ dòng vốn này.
Hậu khủng hoảng, có xu hướng tăng cường điều tiết bởi Nhà nước, như Krugman cổ xúy, hay như các nước châu Âu nhằm vào. Cũng có thể làm cách khác, là mở rộng thêm thị trường tài chính để bảo hiểm thêm hầu hết các rủi ro vĩ mô ít gặp phải. Dù rằng tôi không rõ ai có thể thực sự đứng ra bảo hiểm những rủi ro kiểu đó. Mấy hôm nay tôi đang đọc qua nền tảng các khái niệm risk và uncertainty trong kinh tế học (vNM và Savage), hôm nào đó chắc sẽ viết thêm về mối liên quan đến ngành tài chính.
Labels:
khủng hoảng,
kinh tế,
tài chính
Friday, April 10, 2009
Chính sách quy định giá thuê đất
Theo bài báo này trên VnExpress, Hà Nội mới quy định khung giá thuê đất. Trên Thanh Niên online có nói chi tiết hơn, tìm thêm thì thấy toàn văn quyết định ở đây. Mới nhìn qua, giá thuê bằng 2% trị giá mảnh đất có một ý nghĩa là lãi suất từ tài sản đất rất, rất thấp. May là khung giá chỉ áp dụng cho việc thuê đất của Nhà nước; mặc dù đất thuộc quản lý trực tiếp của Nhà nước là một phần không nhỏ đất sử dụng được ở Hà Nội, song vẫn còn để chút chỗ trống cho thị trường hoạt động. Cũng phải nói thêm là định giá đất nhà nước khác với giá thị trường tương đối nhiều (định giá cao hay thấp tùy vào mục đích và động cơ của cơ quan định giá).
Dù sao, có thêm hạn chế giá cả thì cũng thị trường cũng bị bóp méo thêm. Có thời gian tôi sẽ viết thêm sau.
Dù sao, có thêm hạn chế giá cả thì cũng thị trường cũng bị bóp méo thêm. Có thời gian tôi sẽ viết thêm sau.
Labels:
điều tiết giá,
giá đất,
kinh tế,
thuê đất
Wednesday, April 8, 2009
Sachs và kế hoạch Geithner - Summers
Jeff Sachs lại cảnh báo thêm nguy cơ tiềm ẩn của bản kế hoạch cho vay để mua nợ xấu của Geithner - Summers ở đây. (Tôi đọc qua blog của Krugman hai hôm trước.) Sachs, Krugman, Stiglitz và nhiều người khác đã cảnh báo rằng bản kế hoạch này trên trung bình lấy tiền thuế của dân để trợ giúp cho cổ đông các công ty; tuy vậy DeLong và một số người cho rằng điều này không đáng lo, vì họ nghĩ xác suất rủi ro của nợ xấu tương đối thấp. Bài mới này của Sachs đưa ra một mối lo khác, có tiềm năng nguy hiểm hơn nhiều, là các ngân hàng sở hữu nợ xấu hiện nay có thể tự tạo ra công ty mua nợ, vay của chính phủ, mua lại nợ của chính mình, rồi tự phá sản và ăn chênh lệch từ phần vay ưu đãi của chính phủ. Sự khác biệt giữa hai ví dụ tương đối lớn. Ở ví dụ về việc trợ cấp cho cổ đông bằng thuế của dân nói trên, vẫn có thể lý luận rằng việc làm này có hiệu quả nếu như thị trường đang bi quan quá mức, và đánh giá quá cao khả năng nợ không đòi được. Điều này có thể hợp lý, nhất là khi mỗi cá nhân/ngân hàng đánh giá cao khả năng này, vì cả thị trường bị tắc vào một cân bằng xấu, một vòng luẩn quẩn tệ hại giữa dự đoán khủng hoảng và thực tế khủng hoảng. Trong khi đó, ở ví dụ mới về việc tự bán nợ nội bộ của Sachs, cho dù thị trường có bi quan hay không, việc thực hiện mẹo này khiến các công ty chắc chắn kiếm được tiền từ hầu bao của chính phủ, tức là tiền thuế của dân, trong mọi tình huống.
Xem ra, tình hình tài chính ở Mỹ và thế giới vẫn chưa cải thiện được một sớm một chiều.
Update: Cảm ơn bác Giang giới thiệu. Bài viết của Nemo Publius nói Sachs không chịu đọc kỹ một clause của kế hoạch Geithner cấm insider trading như Sachs nói. Tuy vậy, Nemo cũng không để ý rằng Sachs dùng ví dụ insider trading một cách đơn giản hóa. Phần cuối bài, Sachs cũng nói rằng cái mẹo đơn giản như trong bài thì có thể bị cấm, nhưng ngân hàng sẽ có collusion và các mẹo khác đi vòng, phức tạp hơn. Vì thế có nhiều khả năng là ngân hàng vẫn "chơi" kế hoạch Geithner được. Tôi nghĩ cũng là hai cách nhìn nửa cốc vơi, nửa cốc đầy mà thôi.
Xem ra, tình hình tài chính ở Mỹ và thế giới vẫn chưa cải thiện được một sớm một chiều.
Update: Cảm ơn bác Giang giới thiệu. Bài viết của Nemo Publius nói Sachs không chịu đọc kỹ một clause của kế hoạch Geithner cấm insider trading như Sachs nói. Tuy vậy, Nemo cũng không để ý rằng Sachs dùng ví dụ insider trading một cách đơn giản hóa. Phần cuối bài, Sachs cũng nói rằng cái mẹo đơn giản như trong bài thì có thể bị cấm, nhưng ngân hàng sẽ có collusion và các mẹo khác đi vòng, phức tạp hơn. Vì thế có nhiều khả năng là ngân hàng vẫn "chơi" kế hoạch Geithner được. Tôi nghĩ cũng là hai cách nhìn nửa cốc vơi, nửa cốc đầy mà thôi.
Labels:
Geithner-Summers,
khủng hoảng,
kinh tế,
Sachs,
tài chính
Mua bán thuốc lá có phải là giao dịch bị ghê tởm?
Nói rộng ra, giao dịch bị ghê tởm mà tôi nhắc đến ở bài trước là một loại hành vi kinh tế có ảnh hưởng ngoại vi (externality) đến nhiều người khác trong xã hội. Có điều ảnh hưởng ngoại vi được nhấn mạnh ở đây thuộc về khía cạnh quan điểm, chuẩn mực, thước đo của những người bị ảnh hưởng, chứ không phải là ảnh hưởng ngoại vi thông thường trong kinh tế học, có thể đo bằng các tiêu chuẩn khách quan.
Việc hút thuốc lá gây ảnh hưởng ngoại vi rất nhiều đến những người xung quanh phải hít khói thuốc. Thậm chí, vì ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người hút thuốc tương đối lớn, nên nhìn rộng ra về quan hệ gia đình thì nó cũng có ảnh hưởng ngoại vi xấu đến các thành viên khác trong gia đình: Cho dù mỗi cá nhân có quyền quyết định giữa việc giảm tuổi thọ và cảm giác khoan khoái nhờ thuốc lá, thì việc họ giảm tuổi thọ cũng gián tiếp ảnh hưởng xấu đến gia đình họ. Vì thế, một động thái chuẩn mực để chỉnh sửa sự thiếu sót của thị trường thuốc lá là đánh thuế thuốc lá.
Tuy vậy, đấy là nói đến việc hút thuốc. Còn chuyện buôn bán giao dịch thuốc lá, theo tôi, không thuộc về phạm vi các giao dịch bị ghê tởm. Tôi nghĩ không nhiều người muốn đặt thuốc lá hoàn toàn ra khỏi thị trường: phần lớn chấp nhận việc hút thuốc là một phần của xã hội, dù họ không muốn nó ở gần mình. Do đó, phần lớn chấp nhận việc đánh thuế thuốc lá rất nặng, và để cho giao dịch thuốc lá diễn ra tự do dưới mức thuế đó.
Đấy chính là cách hầu hết các nước xử lý vấn đề thuốc lá hiện nay. Bản đồ dưới đây của The Economist cho thấy tỷ lệ thuế thuốc lá trên thế giới. Hầu hết các nước đánh thuế rất cao, song ngành công nghiệp thuốc lá vẫn hoạt động tốt. Nếu như xã hội có thể chấp nhận một tỷ lệ thuế suất rất cao đối với những giao dịch bị ghê tởm, song vẫn cho phép chúng (trong khuôn khổ pháp lý), thì có lẽ sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề. Ví dụ, có thể hợp pháp hóa hoạt động mại dâm (người trưởng thành), đồng thời đánh thuế rất cao, và dùng tiền thuế để hoạt động xã hội, mở rộng trường học, chống buôn người vv. Hay là hợp pháp hóa thị trường bộ phận cơ thể (thận chẳng hạn), đánh thuế cao, và dùng tiền thuế để giúp đỡ những người cần cấy ghép bộ phận cơ thể mà không có đủ tiền. Chắc tôi sẽ viết thêm về vấn đề thị trường bộ phận cơ thể và giao dịch bị ghê tởm khi có thời gian.
Update: Về "lãi" như Lê Tuấn nói, hay cũng có thể gọi là phần dư phúc lợi xã hội: trong điều kiện chung thì tồn tại một mức thuế vừa đủ để phúc lợi xã hội tốt nhất. Phúc lợi ở đây hiểu nôm na là lợi ích của các giao dịch, trừ đi những hậu quả bất lợi, trong đó có tính đến sự phản cảm của một số thành phần xã hội. Nếu như sự phản cảm quả thực rất lớn, ví dụ trong trường hợp giao dịch "giết người trả thù" thời nay, thì đúng là mức thuế tối ưu sẽ phải vô cùng cao, tương đương với việc cấm đoán hoàn toàn.
Như blueghost, phải nói là ở đây còn nhiều vấn đề khác dính đến quyền và tự do cá nhân nữa.) Tuy vậy, trong nhiều trường hợp khác, ví dụ như mại dâm, tôi nghĩ là mức thuế tối ưu có thể cao, mà vẫn tạo ra thị trường tương đối nhộn nhịp, hơn nữa có thể giảm rất nhiều rủi ro của thị trường "đen" phi pháp như hiện nay. Tôi không nói đến chuyện sẽ làm mất hoàn toàn thị trường đen: hễ có thuế, là có khả năng trốn thuế; tuy nhiên việc có một thư thuế minh bạch, hợp pháp, thì chung quy vẫn có nhiều điểm lợi thế hơn là để hoàn toàn một thị trường phi pháp, với đủ loại "thuế" phi pháp.
Nói về thị trường mại dâm, có một lý do chính đáng để cấm, hoàn toàn dựa vào quan niệm phúc lợi chứ không phải là quan điểm đạo đức (vốn tương đối khó định nghĩa và ủng hộ trong khuôn khổ triết học hiện đại). Khi có thời gian tôi sẽ viết thêm.
Việc hút thuốc lá gây ảnh hưởng ngoại vi rất nhiều đến những người xung quanh phải hít khói thuốc. Thậm chí, vì ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người hút thuốc tương đối lớn, nên nhìn rộng ra về quan hệ gia đình thì nó cũng có ảnh hưởng ngoại vi xấu đến các thành viên khác trong gia đình: Cho dù mỗi cá nhân có quyền quyết định giữa việc giảm tuổi thọ và cảm giác khoan khoái nhờ thuốc lá, thì việc họ giảm tuổi thọ cũng gián tiếp ảnh hưởng xấu đến gia đình họ. Vì thế, một động thái chuẩn mực để chỉnh sửa sự thiếu sót của thị trường thuốc lá là đánh thuế thuốc lá.
Tuy vậy, đấy là nói đến việc hút thuốc. Còn chuyện buôn bán giao dịch thuốc lá, theo tôi, không thuộc về phạm vi các giao dịch bị ghê tởm. Tôi nghĩ không nhiều người muốn đặt thuốc lá hoàn toàn ra khỏi thị trường: phần lớn chấp nhận việc hút thuốc là một phần của xã hội, dù họ không muốn nó ở gần mình. Do đó, phần lớn chấp nhận việc đánh thuế thuốc lá rất nặng, và để cho giao dịch thuốc lá diễn ra tự do dưới mức thuế đó.
Đấy chính là cách hầu hết các nước xử lý vấn đề thuốc lá hiện nay. Bản đồ dưới đây của The Economist cho thấy tỷ lệ thuế thuốc lá trên thế giới. Hầu hết các nước đánh thuế rất cao, song ngành công nghiệp thuốc lá vẫn hoạt động tốt. Nếu như xã hội có thể chấp nhận một tỷ lệ thuế suất rất cao đối với những giao dịch bị ghê tởm, song vẫn cho phép chúng (trong khuôn khổ pháp lý), thì có lẽ sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề. Ví dụ, có thể hợp pháp hóa hoạt động mại dâm (người trưởng thành), đồng thời đánh thuế rất cao, và dùng tiền thuế để hoạt động xã hội, mở rộng trường học, chống buôn người vv. Hay là hợp pháp hóa thị trường bộ phận cơ thể (thận chẳng hạn), đánh thuế cao, và dùng tiền thuế để giúp đỡ những người cần cấy ghép bộ phận cơ thể mà không có đủ tiền. Chắc tôi sẽ viết thêm về vấn đề thị trường bộ phận cơ thể và giao dịch bị ghê tởm khi có thời gian.
Update: Về "lãi" như Lê Tuấn nói, hay cũng có thể gọi là phần dư phúc lợi xã hội: trong điều kiện chung thì tồn tại một mức thuế vừa đủ để phúc lợi xã hội tốt nhất. Phúc lợi ở đây hiểu nôm na là lợi ích của các giao dịch, trừ đi những hậu quả bất lợi, trong đó có tính đến sự phản cảm của một số thành phần xã hội. Nếu như sự phản cảm quả thực rất lớn, ví dụ trong trường hợp giao dịch "giết người trả thù" thời nay, thì đúng là mức thuế tối ưu sẽ phải vô cùng cao, tương đương với việc cấm đoán hoàn toàn.
Như blueghost, phải nói là ở đây còn nhiều vấn đề khác dính đến quyền và tự do cá nhân nữa.) Tuy vậy, trong nhiều trường hợp khác, ví dụ như mại dâm, tôi nghĩ là mức thuế tối ưu có thể cao, mà vẫn tạo ra thị trường tương đối nhộn nhịp, hơn nữa có thể giảm rất nhiều rủi ro của thị trường "đen" phi pháp như hiện nay. Tôi không nói đến chuyện sẽ làm mất hoàn toàn thị trường đen: hễ có thuế, là có khả năng trốn thuế; tuy nhiên việc có một thư thuế minh bạch, hợp pháp, thì chung quy vẫn có nhiều điểm lợi thế hơn là để hoàn toàn một thị trường phi pháp, với đủ loại "thuế" phi pháp.
Nói về thị trường mại dâm, có một lý do chính đáng để cấm, hoàn toàn dựa vào quan niệm phúc lợi chứ không phải là quan điểm đạo đức (vốn tương đối khó định nghĩa và ủng hộ trong khuôn khổ triết học hiện đại). Khi có thời gian tôi sẽ viết thêm.
Labels:
giao dịch phản cảm,
kinh tế,
kinh tế thiết kế,
The Economist,
thuốc lá
Sunday, April 5, 2009
Chối bỏ thị trường vì giao dịch "bị ghê tởm"
Al Roth mới đây khởi xướng một blog về kinh tế thiết kế, mà tôi để trong danh sách liên kết trên blog này. Al Roth là bậc thầy về lý thuyết trò chơi thương thuyết (bargaining game), về kinh tế thí nghiệm (experimental economics - phân biệt với empirical economics mà tôi tạm dịch là kinh tế thực nghiệm), và kinh tế thiết kế (market design - có thể dịch là thiết kế thị trường; cái tên này Al Roth cho là không đủ rộng bằng tên "design economics", tôi dịch là kinh tế thiết kế). Ông là một trong những nhà kinh tế đầu tiên mang lý thuyết tiện dụng (utility theory) ra làm thí nghiệm (cùng thời với Kahneman & Tversky), và cũng là một trong những người đầu tiên nghiên cứu các vấn đề thiết kế thị trường để nâng cao/tối ưu hiệu quả một cách đảm bảo (chứ không phải nâng cao năng suất kiểu Đại Nhẩy Vọt). Website của ông có nhiều bài viết giới thiệu chung rất thú vị về những chuyên ngành ông nghiên cứu.
Thời gian gần đây, Al Roth chú ý nhiều đến các thị trường bị xã hội hay pháp luật hạn chế hoặc cấm tồn tại, bởi các giao dịch trên đó được coi là đáng "ghê tởm" (repugnance trade/repugnance market - tôi không biết dịch thế nào thì tốt hơn, nhờ các bạn đề xuất giúp). Bài viết tóm tắt chính được đăng trên Journal of Economic Perspectives, và blog về kinh tế thiết kế dành một phần không nhỏ cho mục này. Ví dụ hiện nay về kiểu giao dịch này (ở phần lớn các nước/xã hội) bao gồm dịch vụ tình dục, giao dịch bộ phận cơ thể con người (sống hay chết), mua bán kết quả thi đấu thể thao, giao dịch bộ phận cơ thể động vật hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, giao dịch ma túy và chất gây nghiện, một số loại thịt như ngựa, chó ở nhiều nước, vv. Trong quá khứ, có thể kể đến giao dịch tài chính có lấy lãi (từng là giao dịch ghê tởm ở các nước đạo Thiên chuá, hiện vẫn là giao dịch ghê tởm ở các nước đạo Hồi), giao dịch bảo hiểm nhân thọ (từng bị coi là đặt giá lên mạng sống con người), rượu (vẫn cấm ở các nước đạo Hồi), vv. Việc hiểu được tại sao một số giao dịch bị xã hội lên án và coi là ghê tởm sẽ giúp ích đánh giá các đạo luật, chính sách hạn chế hay cấm các giao dịch ấy.
Ví dụ điển hình được Al Roth nghiên cứu nhiều là thị trường (hiện chưa có) thận sống. Hiện nay ở Mỹ và hầu hết các nước, việc buôn bán thận người sống để ghép cho bệnh nhân bị cấm hoàn toàn. Người ta có thể hiến, tặng, thậm chí là trao đổi (luật trao đổi thận được thông qua ở Mỹ cách đây không lâu), nhưng không được mua bán. Thận là bộ phận ghép tương đối dễ dàng (một khi tìm được thận tương thích), và hàng năm có rất rất nhiều người chờ thận sống, phải chạy thận nhân tạo, thậm chí là chết vì không tìm thận sống để ghép kịp. Những bệnh nhân như vậy sẵn sàng trả rất nhiều tiền, nhưng pháp luật không cho thực hiện mua bán như vậy.
Cách giải thích của Al Roth về sự cấm đoán của pháp luật là xã hội, bao gổm rất nhiều người khác, vốn không hề tham gia vào giao dịch giữa người bán và người mua thận, coi những giao dịch ấy thuộc diện ghê tởm, không được phép tiến hành. Có một vài lý do giải thích tại sao xã hội lại ghê tởm những giao dịch này, bao gồm những luận cứ dựa vào nền tảng đạo đức, khả năng tạo ra tác động xấu, tác động ngoại biên (externalities) của thị trường, vv. Bài viết của Al Roth xét nhiều khía cạnh như vậy.
Rất tiếc là tôi phải đi chợ, thành ra sẽ viết tiếp vào một lần sau.
Thời gian gần đây, Al Roth chú ý nhiều đến các thị trường bị xã hội hay pháp luật hạn chế hoặc cấm tồn tại, bởi các giao dịch trên đó được coi là đáng "ghê tởm" (repugnance trade/repugnance market - tôi không biết dịch thế nào thì tốt hơn, nhờ các bạn đề xuất giúp). Bài viết tóm tắt chính được đăng trên Journal of Economic Perspectives, và blog về kinh tế thiết kế dành một phần không nhỏ cho mục này. Ví dụ hiện nay về kiểu giao dịch này (ở phần lớn các nước/xã hội) bao gồm dịch vụ tình dục, giao dịch bộ phận cơ thể con người (sống hay chết), mua bán kết quả thi đấu thể thao, giao dịch bộ phận cơ thể động vật hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, giao dịch ma túy và chất gây nghiện, một số loại thịt như ngựa, chó ở nhiều nước, vv. Trong quá khứ, có thể kể đến giao dịch tài chính có lấy lãi (từng là giao dịch ghê tởm ở các nước đạo Thiên chuá, hiện vẫn là giao dịch ghê tởm ở các nước đạo Hồi), giao dịch bảo hiểm nhân thọ (từng bị coi là đặt giá lên mạng sống con người), rượu (vẫn cấm ở các nước đạo Hồi), vv. Việc hiểu được tại sao một số giao dịch bị xã hội lên án và coi là ghê tởm sẽ giúp ích đánh giá các đạo luật, chính sách hạn chế hay cấm các giao dịch ấy.
Ví dụ điển hình được Al Roth nghiên cứu nhiều là thị trường (hiện chưa có) thận sống. Hiện nay ở Mỹ và hầu hết các nước, việc buôn bán thận người sống để ghép cho bệnh nhân bị cấm hoàn toàn. Người ta có thể hiến, tặng, thậm chí là trao đổi (luật trao đổi thận được thông qua ở Mỹ cách đây không lâu), nhưng không được mua bán. Thận là bộ phận ghép tương đối dễ dàng (một khi tìm được thận tương thích), và hàng năm có rất rất nhiều người chờ thận sống, phải chạy thận nhân tạo, thậm chí là chết vì không tìm thận sống để ghép kịp. Những bệnh nhân như vậy sẵn sàng trả rất nhiều tiền, nhưng pháp luật không cho thực hiện mua bán như vậy.
Cách giải thích của Al Roth về sự cấm đoán của pháp luật là xã hội, bao gổm rất nhiều người khác, vốn không hề tham gia vào giao dịch giữa người bán và người mua thận, coi những giao dịch ấy thuộc diện ghê tởm, không được phép tiến hành. Có một vài lý do giải thích tại sao xã hội lại ghê tởm những giao dịch này, bao gồm những luận cứ dựa vào nền tảng đạo đức, khả năng tạo ra tác động xấu, tác động ngoại biên (externalities) của thị trường, vv. Bài viết của Al Roth xét nhiều khía cạnh như vậy.
Rất tiếc là tôi phải đi chợ, thành ra sẽ viết tiếp vào một lần sau.
Labels:
blog,
giao dịch phản cảm,
kinh tế,
kinh tế thiết kế
Khủng hoảng và tội phạm
Tin mới cho thấy, sát thủ ở New York trong vụ thảm sát mới đây là một nạn nhân của tình hình kinh tế yếu kém. Đề tài nghiên cứu về điều kiện kinh tế và tội phạm đã được đào sâu từ tương đối lâu (bài báo "Crime and Punishment" của Gary Becker (1968) có lẽ là một trong những viên gạch đầu tiên). Nói chung, kinh tế yếu kém dẫn đến nhiều tội phạm, song tỷ lệ tội phạm tài sản (trộm cắp, đột nhập nhà, cướp tài sản vv.) lại ít đi so với các loại tội phạm khác (vì người ta để ý canh chừng tài sản nhiều hơn trong tình hình kinh tế khó khăn). Trong thời điểm hiện nay, nếu không có can thiệp kịp thời vào hệ thống cảnh sát, rất dễ dẫn đến gia tăng đáng kể tội phạm bạo lực không nhằm vào tài sản. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tỷ lệ tội phạm bị kết tội và phải đi tù có ảnh hưởng giảm các vụ tội phạm sau này. Như vậy có lẽ một phần của gói kích cầu của chính phủ (không chỉ ở Mỹ) nên dành cho hệ thống cảnh sát và nhà tù. Đây cũng là một câu chuyện buồn của nước Mỹ, khi mà nhà tù vốn đã nhiều lại có khả năng phải thêm chỗ. Và phần lớn cư dân trong các khách sạn đặc biệt này thuộc về những nhóm dân cư số ít, thường chịu thiệt thòi trong xã hội, đặc biệt là người da đen.
Đối với các nhà kinh tế học thực nghiệm, có lẽ thời gian này là cơ hội để nghiên cứu nguyên nhân các vụ thảm sát, vì hiếm khi có nhiều vụ thảm sát trên khắp thế giới như thế này. Dĩ nhiên là chẳng ai mong đợi gì chuyện này cả.
Cập nhật: Blog của Linh liệt kê những vụ thảm sát tại Mỹ trong thời gian gần đây. Số lượng như vậy tương đối nhiều.
Một điểm đáng chú ý là cảnh sát, nhà tù, hay các biện pháp ngăn ngừa (deterrence) bằng cách nâng cao khả năng chịu hình phạt và mức độ hình phạt có lẽ không có tác dụng gì với các vụ thảm sát. Hạn chế sử dụng súng hiện thời cũng không hẳn có tác dụng, vì vấn đề của một chính sách hạn chế sử dụng súng mới là làm sao kiểm soát được súng đã được cấp phép và đi vào sử dụng. Có thể việc mở rộng các trung tâm trợ giúp tâm lý, giảm stress vv. sẽ có tác dụng hơn chăng?
Đối với các nhà kinh tế học thực nghiệm, có lẽ thời gian này là cơ hội để nghiên cứu nguyên nhân các vụ thảm sát, vì hiếm khi có nhiều vụ thảm sát trên khắp thế giới như thế này. Dĩ nhiên là chẳng ai mong đợi gì chuyện này cả.
Cập nhật: Blog của Linh liệt kê những vụ thảm sát tại Mỹ trong thời gian gần đây. Số lượng như vậy tương đối nhiều.
Một điểm đáng chú ý là cảnh sát, nhà tù, hay các biện pháp ngăn ngừa (deterrence) bằng cách nâng cao khả năng chịu hình phạt và mức độ hình phạt có lẽ không có tác dụng gì với các vụ thảm sát. Hạn chế sử dụng súng hiện thời cũng không hẳn có tác dụng, vì vấn đề của một chính sách hạn chế sử dụng súng mới là làm sao kiểm soát được súng đã được cấp phép và đi vào sử dụng. Có thể việc mở rộng các trung tâm trợ giúp tâm lý, giảm stress vv. sẽ có tác dụng hơn chăng?
Labels:
khủng hoảng,
kinh tế,
thảm sát,
thực nghiệm,
tội phạm
Saturday, April 4, 2009
Gian lận trong khoa học
Thỉnh thoảng lại thấy rộ lên một vụ gian lận trong khoa học quốc tế. (Trong khoa học Việt Nam tôi nghe thấy nhiều hơn, không rõ có phải vì thực sự có nhiều gian lận hơn so với quốc tế, hay vì tôi chú ý đến thông tin Việt Nam, và dễ cập nhật về thông tin Việt Nam hơn.) Sự kiện gần đây nhất là vụ bê bối của Scott Reuben, được thông báo trên Scientific American. Chuyện nghe tương đối "phi thực tế" (unreal) trong giới khoa học; rất tiếc, nó cho thấy hệ thống đăng tải nghiên cứu, dù dựa vào đánh giá của đồng nghiệp (peer review), vẫn có những lỗ hổng ghê gớm.
Tôi đồ rằng trong những ngành khoa học mà việc đăng kết quả chính thức sớm có ảnh hưởng lớn, thì dễ có những vụ bê bối hơn. Lý do là vì quá trình đăng báo chịu nhiều sức ép hơn, và vì thế dễ để lọt những kết quả giả tạo hoặc sai sót.
Tôi thử so sánh hệ thống đăng báo và đánh giá đồng nghiệp của ngành Y với ngành Kinh tế. Các báo lớn trong ngành Y (tôi được giải thích tường tận về báo New England Journal of Medicine, một trong những báo hàng đầu ngành Y) có tổ chức và mức độ hoạt động rất mạnh: NEJM có nguyên một cơ sở, thuê nhiều người làm bồi bút, việc văn phòng, vv. để giục và đảm bảo quá trình đánh giá bài viết (refereeing) diễn ra đúng tiến độ. Thường bài viết trong ngành được thông báo và đăng trong vòng vài tuần, chậm lắm thì đến bốn tháng nửa năm. Các báo hàng đầu trong ngành Kinh tế cũng chỉ có một bộ phận nhỏ giáo sư biên tập (editor). Ví dụ, báo Quarterly Journal of Economics có 3 người làm biên tập, trong khi có hàng ngàn bài được gửi đến hàng năm. Báo có thể sử dụng thời gian của một, hai thư ký, vốn là nhân viên của khoa kinh tế trường Harvard, và chỉ làm nửa thời gian (part-time) cho báo. Tất nhiên, việc xuất bản cuối cùng thuộc về phía nhà xuất bản MIT (MIT Press), song phải nói là với lực lượng của báo rất ít, có ít động cơ để người làm đánh giá thực hiện việc của mình nhanh chóng.
Thành ra, một bài báo Kinh tế mất hàng năm trời mới ra được mặt báo. (Thời gian kéo dài 5-6 năm không phải là ít.) Trong suốt thời gian đó, bài báo đã được xào đi xào lại dưới dạng bài nghiên cứu (working paper), và được truyền tay (online) trong cộng đồng nghiên cứu. (Vì vẫn chưa được đăng, nên tác giả vẫn phải lấy thêm ý kiến từ nhiều hội thảo, seminar, vv.) Nhờ đó, khó có khả năng một kết quả sai sót có thể sống sót trong suốt quá trình này. Phải nói là bài làm lý thuyết dễ kiểm chứng hơn, song bài thực nghiệm cũng hay được kiểm chứng, khi mà các giáo sư có thể giao việc kiểm chứng như là bài tập cho nghiên cứu sinh những năm đầu. (Thường là dữ liệu của các bài được đăng báo phải có thể được sử dụng lại cho việc kiểm chứng.) Cũng có một vài ví dụ về kết quả sai sót được phát hiện ra, mà ví dụ nổi tiếng là hai bài báo của Steve Levitt, tác giả Freakonomics (cho dù là Levitt tuyên bố sau khi chỉnh sửa lại, vẫn có thể kết luận tương tự như trước). Tuy vậy, dễ thấy là rất khó có khả năng giả tạo hoàn toàn kết quả một cách có hệ thống như những gì Scott Reuben đã làm.
Tôi không nói sự chậm chạp của quá trình đăng báo là một việc đáng làm và nên làm trong ngành kinh tế. Đặc tính này bị hầu hết các nhà kinh tế học phàn nàn, vì nó làm quá trình xét duyệt biên chế (tenure decision) trở nên rất khó khăn và ngẫu nhiên. (Thử nghĩ, một phó giáo sư muốn có bài báo xét duyệt cho biên chế năm thứ 5, thì bài đó phải hoàn thành và gửi đi đăng từ năm thứ nhất !) Tuy vậy, qua ví dụ về gian lận và bê bối, tôi nghĩ hệ thống này cũng có điểm lợi thế.
Tôi đồ rằng trong những ngành khoa học mà việc đăng kết quả chính thức sớm có ảnh hưởng lớn, thì dễ có những vụ bê bối hơn. Lý do là vì quá trình đăng báo chịu nhiều sức ép hơn, và vì thế dễ để lọt những kết quả giả tạo hoặc sai sót.
Tôi thử so sánh hệ thống đăng báo và đánh giá đồng nghiệp của ngành Y với ngành Kinh tế. Các báo lớn trong ngành Y (tôi được giải thích tường tận về báo New England Journal of Medicine, một trong những báo hàng đầu ngành Y) có tổ chức và mức độ hoạt động rất mạnh: NEJM có nguyên một cơ sở, thuê nhiều người làm bồi bút, việc văn phòng, vv. để giục và đảm bảo quá trình đánh giá bài viết (refereeing) diễn ra đúng tiến độ. Thường bài viết trong ngành được thông báo và đăng trong vòng vài tuần, chậm lắm thì đến bốn tháng nửa năm. Các báo hàng đầu trong ngành Kinh tế cũng chỉ có một bộ phận nhỏ giáo sư biên tập (editor). Ví dụ, báo Quarterly Journal of Economics có 3 người làm biên tập, trong khi có hàng ngàn bài được gửi đến hàng năm. Báo có thể sử dụng thời gian của một, hai thư ký, vốn là nhân viên của khoa kinh tế trường Harvard, và chỉ làm nửa thời gian (part-time) cho báo. Tất nhiên, việc xuất bản cuối cùng thuộc về phía nhà xuất bản MIT (MIT Press), song phải nói là với lực lượng của báo rất ít, có ít động cơ để người làm đánh giá thực hiện việc của mình nhanh chóng.
Thành ra, một bài báo Kinh tế mất hàng năm trời mới ra được mặt báo. (Thời gian kéo dài 5-6 năm không phải là ít.) Trong suốt thời gian đó, bài báo đã được xào đi xào lại dưới dạng bài nghiên cứu (working paper), và được truyền tay (online) trong cộng đồng nghiên cứu. (Vì vẫn chưa được đăng, nên tác giả vẫn phải lấy thêm ý kiến từ nhiều hội thảo, seminar, vv.) Nhờ đó, khó có khả năng một kết quả sai sót có thể sống sót trong suốt quá trình này. Phải nói là bài làm lý thuyết dễ kiểm chứng hơn, song bài thực nghiệm cũng hay được kiểm chứng, khi mà các giáo sư có thể giao việc kiểm chứng như là bài tập cho nghiên cứu sinh những năm đầu. (Thường là dữ liệu của các bài được đăng báo phải có thể được sử dụng lại cho việc kiểm chứng.) Cũng có một vài ví dụ về kết quả sai sót được phát hiện ra, mà ví dụ nổi tiếng là hai bài báo của Steve Levitt, tác giả Freakonomics (cho dù là Levitt tuyên bố sau khi chỉnh sửa lại, vẫn có thể kết luận tương tự như trước). Tuy vậy, dễ thấy là rất khó có khả năng giả tạo hoàn toàn kết quả một cách có hệ thống như những gì Scott Reuben đã làm.
Tôi không nói sự chậm chạp của quá trình đăng báo là một việc đáng làm và nên làm trong ngành kinh tế. Đặc tính này bị hầu hết các nhà kinh tế học phàn nàn, vì nó làm quá trình xét duyệt biên chế (tenure decision) trở nên rất khó khăn và ngẫu nhiên. (Thử nghĩ, một phó giáo sư muốn có bài báo xét duyệt cho biên chế năm thứ 5, thì bài đó phải hoàn thành và gửi đi đăng từ năm thứ nhất !) Tuy vậy, qua ví dụ về gian lận và bê bối, tôi nghĩ hệ thống này cũng có điểm lợi thế.
Chính trị, nói và làm
Blog của Krugman chỉ đến bài viết trên The New Yorker về Rahm Emanuel. Bài viết thể hiện Emanuel là người có cá tính mạnh, và hết sức, hết sức thực dụng khi làm chính trị. Làm chính trị, ở vị trí của Emanuel, có nghĩa là làm thế nào để thuyết phục các bên có quyền lực đi đến thống nhất về một chính sách. Tự cổ chí kim chuyện này rất khó, trong bất cứ thể chế nào; hơn nữa, việc thực hiện thành công lại đem lại lợi ích rất lớn cho tất cả các bên.
Việc hiệp thương chính trị vốn dĩ có cùng một nền tảng giống hệt như thương mại: có trao đổi, người bán, người mua. Mà thương mại hễ có thị trường là có khả năng tạo ra hiệu quả, đem lại lợi ích cho tất cả các bên. Vấn đề khác biệt giữa chính trị và thương mại là ở chỗ thị trường chính trị, nếu nhìn trên góc độ kinh tế, có rất nhiều điểm thiếu sót: sự độc quyền, cấu kết theo từng thời điểm, thông tin phần lớn thiếu minh bạch và thông thoáng (hiển nhiên, không bên nào muốn lộ ra thông tin có lợi cho đối thủ), không có cơ chế tạo sự minh bạch thông tin (revelation), vv. Vì thế, có rất nhiều vấn đề chính trị đáng ra có thể giải quyết theo hướng các bên cùng có lợi, song cuối cùng lại chỉ tạo ra thiệt hại. Ví dụ có đủ cả, mà có lẽ nặng nề nhất là chiến tranh.
Câu chuyện về Emanuel lại làm tôi nhớ lại một bài nói chuyện của Greg Mankiw đối với sinh viên PhD kinh tế ở Harvard, ngay sau khi ông hoàn thành nhiệm kỳ 2 năm làm giám đôc Hội đồng Tư vấn Kinh tế cho chính quyền George W. Bush. Mankiw miêu tả rất nhiều điều ông học được trong việc ăn nói, giao tiếp với truyền thông và với các nhánh của Nhà nước (chủ yếu là Quốc hội Mỹ) để đi đến các thỏa thuận có lợi. Một ví dụ điển hình là thời kỳ chính quyền Bush thông qua một loại thuế cao đến hơn 30% đánh lên thép nhập khẩu, gây nên phản ứng dữ dội từ rất nhiều nước, và trong cả nước Mỹ. Bush lúc đó bị chỉ trích là đạp đổ những lời hứa về tự do thương mại. Điều ít người biết là loại thuế nói trên dùng để "mua phiếu" của một số Đại biểu Quốc hội được ngành thép hậu thuẫn mạnh mẽ, để họ ủng hộ đạo luật tự do thương mại vĩnh viễn (bao gồm tránh tài trợ xuất khẩu vv.). Đạo luật này trước đó đã được chính quyền Clinton đem ra Quốc hội rất nhiều lần, nhưng chưa bao giờ thành công, chính vì những lực lượng thủ cựu trong Quốc hội được các ngành công nghiệp lạc hậu bơm tiền hậu thuẫn. Bush làm được điều Clinton không làm được, vì dám chấp nhận thỏa hiệp tạm thời đi ngược lại nguyên tắc tự do thương mại (thuế thép chỉ có hạn 5 năm, trong khi luật tự do thương mại là vĩnh viễn).
Không nói đến chuyện sự thỏa hiệp trong ví dụ của Mankiw như vậy là đáng hay không; điều tôi muốn nhắc đến ở đây là để có được kết quả trong hiệp thương chính trị thì bắt buộc phải có trình độ thương lượng nổi bật. Rahm Emanuel có lẽ là một lựa chọn rất tốt của Obama cho vị trí đó.
Việc hiệp thương chính trị vốn dĩ có cùng một nền tảng giống hệt như thương mại: có trao đổi, người bán, người mua. Mà thương mại hễ có thị trường là có khả năng tạo ra hiệu quả, đem lại lợi ích cho tất cả các bên. Vấn đề khác biệt giữa chính trị và thương mại là ở chỗ thị trường chính trị, nếu nhìn trên góc độ kinh tế, có rất nhiều điểm thiếu sót: sự độc quyền, cấu kết theo từng thời điểm, thông tin phần lớn thiếu minh bạch và thông thoáng (hiển nhiên, không bên nào muốn lộ ra thông tin có lợi cho đối thủ), không có cơ chế tạo sự minh bạch thông tin (revelation), vv. Vì thế, có rất nhiều vấn đề chính trị đáng ra có thể giải quyết theo hướng các bên cùng có lợi, song cuối cùng lại chỉ tạo ra thiệt hại. Ví dụ có đủ cả, mà có lẽ nặng nề nhất là chiến tranh.
Câu chuyện về Emanuel lại làm tôi nhớ lại một bài nói chuyện của Greg Mankiw đối với sinh viên PhD kinh tế ở Harvard, ngay sau khi ông hoàn thành nhiệm kỳ 2 năm làm giám đôc Hội đồng Tư vấn Kinh tế cho chính quyền George W. Bush. Mankiw miêu tả rất nhiều điều ông học được trong việc ăn nói, giao tiếp với truyền thông và với các nhánh của Nhà nước (chủ yếu là Quốc hội Mỹ) để đi đến các thỏa thuận có lợi. Một ví dụ điển hình là thời kỳ chính quyền Bush thông qua một loại thuế cao đến hơn 30% đánh lên thép nhập khẩu, gây nên phản ứng dữ dội từ rất nhiều nước, và trong cả nước Mỹ. Bush lúc đó bị chỉ trích là đạp đổ những lời hứa về tự do thương mại. Điều ít người biết là loại thuế nói trên dùng để "mua phiếu" của một số Đại biểu Quốc hội được ngành thép hậu thuẫn mạnh mẽ, để họ ủng hộ đạo luật tự do thương mại vĩnh viễn (bao gồm tránh tài trợ xuất khẩu vv.). Đạo luật này trước đó đã được chính quyền Clinton đem ra Quốc hội rất nhiều lần, nhưng chưa bao giờ thành công, chính vì những lực lượng thủ cựu trong Quốc hội được các ngành công nghiệp lạc hậu bơm tiền hậu thuẫn. Bush làm được điều Clinton không làm được, vì dám chấp nhận thỏa hiệp tạm thời đi ngược lại nguyên tắc tự do thương mại (thuế thép chỉ có hạn 5 năm, trong khi luật tự do thương mại là vĩnh viễn).
Không nói đến chuyện sự thỏa hiệp trong ví dụ của Mankiw như vậy là đáng hay không; điều tôi muốn nhắc đến ở đây là để có được kết quả trong hiệp thương chính trị thì bắt buộc phải có trình độ thương lượng nổi bật. Rahm Emanuel có lẽ là một lựa chọn rất tốt của Obama cho vị trí đó.
Thursday, April 2, 2009
Giải pháp dựa vào thị trường
Oliver Hart và Luigi Zingales đề xuất giải pháp điều tiết thị trường dựa vào thông tin từ thị trường, ở đây. Ý tưởng cơ bản là (1) khó có thể trông chờ vào quyết định tùy tiện của nhà quản lý (regulator), (2) nên dùng một khung quy định quản lý dựa vào Credit Default Swap của từng cơ sở tài chính lớn, ví dụ như một đường giới hạn báo động dựa vào giá của CDS.
Tôi không rõ về CDS, nên khó nhận xét nhiều. Nhưng theo bài này về các mô hình định giá nợ đơn giản hóa bằng copula, thì một vấn đề lớn dẫn đến đầu cơ nợ, bong bóng và khủng hoảng chính là cách định giá nợ có nhều sai sót này. Nếu vậy, khó có thể dựa vào giá của CDS để điều tiết thị trường. Mục tiêu quan trọng của điều tiết là tránh khủng hoảng trước khi nó được châm ngòi: nếu mức độ rủi ro đánh giá bằng CDS là quá thấp so với thực tế, thì việc quản lý dựa vào nó là vô nghĩa. Chưa kể là một khi có quy định quản lý như vậy, thì quy định đó sẽ ảnh hưởng đến cách định giá của thị trường, và có thể dẫn đến các cách cắt - gói nợ kiểu mới để tránh hoàn toàn sự thắt chặt quy định ấy.
Tôi không rõ về CDS, nên khó nhận xét nhiều. Nhưng theo bài này về các mô hình định giá nợ đơn giản hóa bằng copula, thì một vấn đề lớn dẫn đến đầu cơ nợ, bong bóng và khủng hoảng chính là cách định giá nợ có nhều sai sót này. Nếu vậy, khó có thể dựa vào giá của CDS để điều tiết thị trường. Mục tiêu quan trọng của điều tiết là tránh khủng hoảng trước khi nó được châm ngòi: nếu mức độ rủi ro đánh giá bằng CDS là quá thấp so với thực tế, thì việc quản lý dựa vào nó là vô nghĩa. Chưa kể là một khi có quy định quản lý như vậy, thì quy định đó sẽ ảnh hưởng đến cách định giá của thị trường, và có thể dẫn đến các cách cắt - gói nợ kiểu mới để tránh hoàn toàn sự thắt chặt quy định ấy.
Labels:
điều tiết,
khủng hoảng,
kinh tế,
tài chính,
thị trường
Wednesday, April 1, 2009
Truy tìm lời giới thiệu
Tôi cần viết bài giới thiệu cuốn sách Truy tìm căn nguyên tăng trưởng của William Easterly. Cuốn sách xuất phát từ dự án dịch sách của anh chị em lưu học sinh ở Boston, sau đó được chia nhỏ để dịch. Đội ngũ dịch bao gồm sinh viên cao học ở Mỹ, phần lớn thuộc về các ngành kinh tế. Sách sắp được Alphabook phát hành, lại có anh Trần Đình Thiên viết lời giới thiệu. (Nếu có thời gian tôi sẽ cho lên blog.) Hiện giờ chưa nghĩ được cách tiếp cận thế nào để viết giới thiệu sách. Có lẽ sẽ bắt đầu bằng cách so sánh với chiến lược Tổng hủy nợ của Jeffrey Sachs.
Tạm đặt cục gạch ở đây đã.
Tạm đặt cục gạch ở đây đã.
Labels:
dịch sách,
Easterly,
kinh tế,
lời giới thiệu,
phát triển,
sách
Trợ giúp phát triển
Tôi rất thích xem những mẩu viết ngắn gọn có biểu đồ kiểu này trên The Economist (Daily Chart): What rich countries gave in foreign aid last year
Biểu đồ này thể hiện tỷ lệ trợ giúp phát triển (Aid) chia theo GDP. Như chờ đợi, các nước Scandinavia đứng rất cao (trừ Phần Lan không thấy đâu), còn Mỹ tương đối thấp trong biểu đồ này. Tuy vậy, những quan sát kiểu này dễ dẫn đến kết luận trực giác về sự hào phóng trong việc trợ giúp người nghèo, mà không kể đến nhiều yếu tố khác. (The Economist thì không nói gì về độ hào phóng cả, nhưng người đọc có thể ngộ nhận.)
Thử nghĩ đơn giản, Aid là hàm của GDP và độ hào phóng HP: Aid(GDP,HP). Biểu đồ cho thấy tỷ lệ Aid/GDP, và nhiều người có thể rút ngay kết luận rằng độ HP của Pháp hay Anh cao hơn Mỹ nhiều. Kết luận này đúng ví dụ như Aid = GDP*HP (khi đó Aid/GDP chính là HP); nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Thứ nhất, tôi đoán Aid ở đây chỉ tính Aid của chính phủ không. Kích thước chính phủ Mỹ, đo bằng Ngân sách/GDP, thấp hơn Pháp/Anh rất nhiều, (và thua xa các nước Scandinavia). Nếu như Aid = Ngân sách * HP, thì HP tính bằng Aid/Ngân sách: so sánh các nước đã khác biểu đồ này nhiều rồi.
Thứ hai, có thể so sánh Aid như là quà của nước phát triển cho các nước nghèo, như một thành phần của các giao dịch kinh tế giữa từng nước giàu với nước nghèo. Nói như vậy, thì có thể coi Aid = (Trade + Capital Flow với nước nghèo)*HP. Vì Mỹ là nước có thị trường nội địa rất lớn, nên tôi đoán là giao thương của Mỹ với nước nghèo không quá nhiều nếu tính tỷ lệ trên GDP so với Pháp hay Thụy Điển. Vì thế nếu tính HP = Aid/(Trade + Capital Flow với nước nghèo) thì tỷ lệ này có thể không chênh lệch mấy giữa Mỹ với Pháp, Thụy Điển. (Chú ý: các nước châu Âu có tỷ lệ mở cửa kinh tế (Trade/GDP) cao hơn Mỹ rất nhiều, nhưng ở đây chỉ tính Trade với các nước nghèo thôi.)
Còn nhiều lý do khác cần nghĩ qua trước khi kết luận về độ hào phóng của mỗi nước. Nhận xét cuối là ở Mỹ việc thiện nguyện chủ yếu hoạt động qua các tổ chức tư nhân (phi lợi nhuận), trong khi ở châu Âu người dân dựa vào Nhà nước là chính. Ví dụ tương tự, ở Mỹ thì người Cộng hòa đóng góp từ thiện nhiều hơn người Dân chủ nhiều, một phần vì người Cộng hòa không tin vào hoạt động chính phủ, còn người Dân chủ muốn chính phủ thực hiện hoạt động xã hội. Nhìn vào Aid như vậy chỉ là một phần phiến diện khi nói đến độ hào phóng của mỗi nước.
Biểu đồ này thể hiện tỷ lệ trợ giúp phát triển (Aid) chia theo GDP. Như chờ đợi, các nước Scandinavia đứng rất cao (trừ Phần Lan không thấy đâu), còn Mỹ tương đối thấp trong biểu đồ này. Tuy vậy, những quan sát kiểu này dễ dẫn đến kết luận trực giác về sự hào phóng trong việc trợ giúp người nghèo, mà không kể đến nhiều yếu tố khác. (The Economist thì không nói gì về độ hào phóng cả, nhưng người đọc có thể ngộ nhận.)
Thử nghĩ đơn giản, Aid là hàm của GDP và độ hào phóng HP: Aid(GDP,HP). Biểu đồ cho thấy tỷ lệ Aid/GDP, và nhiều người có thể rút ngay kết luận rằng độ HP của Pháp hay Anh cao hơn Mỹ nhiều. Kết luận này đúng ví dụ như Aid = GDP*HP (khi đó Aid/GDP chính là HP); nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Thứ nhất, tôi đoán Aid ở đây chỉ tính Aid của chính phủ không. Kích thước chính phủ Mỹ, đo bằng Ngân sách/GDP, thấp hơn Pháp/Anh rất nhiều, (và thua xa các nước Scandinavia). Nếu như Aid = Ngân sách * HP, thì HP tính bằng Aid/Ngân sách: so sánh các nước đã khác biểu đồ này nhiều rồi.
Thứ hai, có thể so sánh Aid như là quà của nước phát triển cho các nước nghèo, như một thành phần của các giao dịch kinh tế giữa từng nước giàu với nước nghèo. Nói như vậy, thì có thể coi Aid = (Trade + Capital Flow với nước nghèo)*HP. Vì Mỹ là nước có thị trường nội địa rất lớn, nên tôi đoán là giao thương của Mỹ với nước nghèo không quá nhiều nếu tính tỷ lệ trên GDP so với Pháp hay Thụy Điển. Vì thế nếu tính HP = Aid/(Trade + Capital Flow với nước nghèo) thì tỷ lệ này có thể không chênh lệch mấy giữa Mỹ với Pháp, Thụy Điển. (Chú ý: các nước châu Âu có tỷ lệ mở cửa kinh tế (Trade/GDP) cao hơn Mỹ rất nhiều, nhưng ở đây chỉ tính Trade với các nước nghèo thôi.)
Còn nhiều lý do khác cần nghĩ qua trước khi kết luận về độ hào phóng của mỗi nước. Nhận xét cuối là ở Mỹ việc thiện nguyện chủ yếu hoạt động qua các tổ chức tư nhân (phi lợi nhuận), trong khi ở châu Âu người dân dựa vào Nhà nước là chính. Ví dụ tương tự, ở Mỹ thì người Cộng hòa đóng góp từ thiện nhiều hơn người Dân chủ nhiều, một phần vì người Cộng hòa không tin vào hoạt động chính phủ, còn người Dân chủ muốn chính phủ thực hiện hoạt động xã hội. Nhìn vào Aid như vậy chỉ là một phần phiến diện khi nói đến độ hào phóng của mỗi nước.
Labels:
Aid,
biểu đồ,
GDP,
Identification,
kinh tế,
phát triển,
The Economist
Subscribe to:
Posts (Atom)