Wednesday, April 22, 2009

Quyền sở hữu và tiềm năng phát triển

Bài viết này của Tim Besley và Maitreesh Ghatak (hai giáo sư có tiếng ở London School of Economics) trên VoxEU nói đến tầm quan trọng của quyền sở hữu trong vấn đề phát triển, và chỉ ra bốn kênh ảnh hưởng chính, tôi trích lại nguyên bản dưới đây:
  • The first is expropriation risk – insecure property rights imply that individuals may fail to realise the fruits of their investment and efforts.
  • Second, insecure property rights lead to costs that individuals have to incur to defend their property, which, from the economic point of view, is unproductive.
  • The third is failure to facilitate gains from trade – a productive economy requires that assets be used by those who can do so most productively, and improvements in property rights facilitate this. In other words, they enable an asset's mobility as a factor of production (e.g., via a rental market).
  • The fourth is the use of property in supporting other transactions. Modern market economies rely on collateral to support a variety of financial market transactions, and improving property rights may increase productivity by enhancing such possibilities.
Nhìn chung có nhiều bằng chứng thực nghiệm cho cả bốn kênh này. Vấn đề là tôi nhớ lại nghiên cứu của anh Đỗ Quý Toàn và chị Lakshmi Iyer trên báo Economic Development and Cultural Change, có thể đọc bài nghiên cứu tương tự ở đây. Đỗ và Iyer nghiên cứu ảnh hưởng của luật Đất đai mới và Chứng chỉ sử dụng đất dài hạn ở nông thôn Việt Nam bằng diff-in-diff, và tìm thấy ảnh hưởng tốt của dự luật này trên phương diện đầu tư và chấp nhận rủi ro của người nông dân. Điều tôi nhớ nhất, là những ảnh hưởng này không lớn, và các tác giả không thấy ảnh hưởng nào về khả năng vay vốn, cầm cố đất của nông dân cả. Có một số cách giải thích cho hiện tượng này. Có thể thị trường tài chính, nhất là ở nông thôn, quá kém phát triển, đến mức ảnh hưởng của quyền sở hữu mới hầu như không có. Cũng có một cách giải thích khác, rằng ngay trước đó quyền sở hữu "hờ" (kiểu informal institution) cũng đã đủ, và quyền sở hữu chính thức không đem lại gì nhiều. Nhìn chung, vấn đề quyền sở hữu/sử dụng đất ở Việt Nam, cũng như rất nhiều vấn đề khác, vẫn còn rất nhiều điều có thể cải tổ.

1 comment:

  1. Như tớ nhớ từ vài nghiên cứu có đọc thì ảnh hưởng của quyền sử dụng đất đai ở Việt Nam rất hạn chế, với các kết quả khá là mixed. Ở đây có thể có một số vấn đề. Thứ nhất đó vẫn chỉ là quyền sử dụng chứ không phải quyền sở hữu do đó vẫn chưa phải là quyền bảo đảm (ví dụ Nhà nước có thể dễ dàng lấy lại rồi chuyển mục đích sử dụng). Thứ hai là thị trường tín dụng nông thôn kém phát triển như Q.A. nói, nhất là cơ chế để ngân hàng thu hồi đất đai từ người cầm cố.

    Cách giải thích về quyền sở hữu hờ xem ra không ổn, tớ cũng không hiểu rõ lắm. Có thể trường hợp này đúng ở châu Phi (sở hữu cộng đồng) nhưng không đúng với Việt Nam?

    Về vai trò quyền sở hữu đất đai/nhà cửa thì có quyển Mystery of Capital viết khá chi tiết. Nhưng các nghiên cứu kinh tế lượng ở các nước đang phát triển vẫn chỉ ra các kết quả mixed.

    ReplyDelete