Wednesday, April 8, 2009

Sachs và kế hoạch Geithner - Summers

Jeff Sachs lại cảnh báo thêm nguy cơ tiềm ẩn của bản kế hoạch cho vay để mua nợ xấu của Geithner - Summers ở đây. (Tôi đọc qua blog của Krugman hai hôm trước.) Sachs, Krugman, Stiglitz và nhiều người khác đã cảnh báo rằng bản kế hoạch này trên trung bình lấy tiền thuế của dân để trợ giúp cho cổ đông các công ty; tuy vậy DeLong và một số người cho rằng điều này không đáng lo, vì họ nghĩ xác suất rủi ro của nợ xấu tương đối thấp. Bài mới này của Sachs đưa ra một mối lo khác, có tiềm năng nguy hiểm hơn nhiều, là các ngân hàng sở hữu nợ xấu hiện nay có thể tự tạo ra công ty mua nợ, vay của chính phủ, mua lại nợ của chính mình, rồi tự phá sản và ăn chênh lệch từ phần vay ưu đãi của chính phủ. Sự khác biệt giữa hai ví dụ tương đối lớn. Ở ví dụ về việc trợ cấp cho cổ đông bằng thuế của dân nói trên, vẫn có thể lý luận rằng việc làm này có hiệu quả nếu như thị trường đang bi quan quá mức, và đánh giá quá cao khả năng nợ không đòi được. Điều này có thể hợp lý, nhất là khi mỗi cá nhân/ngân hàng đánh giá cao khả năng này, vì cả thị trường bị tắc vào một cân bằng xấu, một vòng luẩn quẩn tệ hại giữa dự đoán khủng hoảng và thực tế khủng hoảng. Trong khi đó, ở ví dụ mới về việc tự bán nợ nội bộ của Sachs, cho dù thị trường có bi quan hay không, việc thực hiện mẹo này khiến các công ty chắc chắn kiếm được tiền từ hầu bao của chính phủ, tức là tiền thuế của dân, trong mọi tình huống.

Xem ra, tình hình tài chính ở Mỹ và thế giới vẫn chưa cải thiện được một sớm một chiều.

Update: Cảm ơn bác Giang giới thiệu. Bài viết của Nemo Publius nói Sachs không chịu đọc kỹ một clause của kế hoạch Geithner cấm insider trading như Sachs nói. Tuy vậy, Nemo cũng không để ý rằng Sachs dùng ví dụ insider trading một cách đơn giản hóa. Phần cuối bài, Sachs cũng nói rằng cái mẹo đơn giản như trong bài thì có thể bị cấm, nhưng ngân hàng sẽ có collusion và các mẹo khác đi vòng, phức tạp hơn. Vì thế có nhiều khả năng là ngân hàng vẫn "chơi" kế hoạch Geithner được. Tôi nghĩ cũng là hai cách nhìn nửa cốc vơi, nửa cốc đầy mà thôi.

3 comments:

  1. QA tham khao them bai nay: https://self-evident.org/?p=524

    ReplyDelete
  2. Giả sử không áp dụng cái này thì theo QA có thể làm gì để giải quyết nợ xấu? Chả nhẽ lại quốc hữu hóa ngân hàng?

    ReplyDelete
  3. Bác Linh, tôi không đủ hiểu vấn đề để chọn ra giải pháp. Còn giải pháp khác thì cũng có, ví dụ như Paul Krugman vẫn đề xuất quốc hữu hóa ngân hàng theo kiểu Thụy Điển, hay là Sachs cũng có đề xuất trong bài của mình.

    ReplyDelete